Link Video: https://youtu.be/X6tT3hKdh2w
Ngày 24/9, VOA Tiếng Việt có bài “Bên trong sự mở rộng sản xuất sang Mỹ của VinFast” “Hỗn loạn, khó đoán định”’.
VOA cho biết, VinFast đã gặp nhiều vấn đề trong việc mở rộng sản xuất toàn cầu, trong đó có sự đảo lộn chiến lược, cùng sự ra đi hàng loạt của những lãnh đạo cấp cao.
Nền văn hóa làm việc “không ngừng nghỉ” và những “bất đồng” trong lựa chọn chiến lược, là lý do ông Hùng quyết định rời VinFast, sau gần hai năm làm việc ở chi nhánh của Công ty tại Mỹ.
VOA dẫn lời ông Hùng cho biết, ông rất hào hứng tham gia vào dự án của VinFast, nhưng trải nghiệm thực tế khó khăn hơn ông dự đoán.
“Khi ở VinFast, tôi đã chứng kiến tỷ lệ thay đổi nhân viên đáng lo ngại,” ông Hùng cho VOA biết qua email. “Nhiều chuyên gia tài năng đã chọn ra đi hoặc bị sa thải.”
VOA dẫn lời kể của 9 cựu nhân viên với một hãng tin Mỹ, thì làm việc tại VinFast “không dành cho những người yếu tim”. Từ những mục tiêu luôn thay đổi, cho đến những hình phạt khắc nghiệt, VinFast nuôi dưỡng nền văn hóa làm việc áp lực cao, mà họ cho là “bình thường hóa việc sa thải” và “kiệt sức”.
“Rất nhiều người đã ra đi, nhiều người đến và đi. Ai không làm được thì ra đi,” một người nói với tờ báo Mỹ.
“Việc sa thải thường xuyên và tình trạng kiệt sức của nhân viên đã trở thành bình thường, tạo ra một môi trường căng thẳng mà cuối cùng lại phản tác dụng,” ông Hùng nói.
VOA dẫn phản hồi của VinFast, nói rằng “mỗi doanh nghiệp đều có chính sách của công ty đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nơi làm việc hoạt động hiệu quả, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn như VinFast và VinGroup.” Và họ “tạo cơ hội cho mọi cá nhân phát triển sự nghiệp tại VinFast.”
Ông Hùng cho biết, tại VinFast, ông được làm việc với “nhiều cá nhân có tay nghề cao trong ngành công nghiệp ô tô và xe điện.” Tuy nhiên, “môi trường làm việc bị ảnh hưởng nặng nề bởi ban lãnh đạo người Việt Nam của Công ty”.
Phong cách quản lý mà ông Hùng gọi là “ra lệnh và kiểm soát”, cùng với “sự khác biệt về văn hóa và lỗ hổng trong kiến thức bán lẻ ô tô, đã tạo ra sự phức tạp đáng chú ý.”
VOA dẫn lời kỹ sư Luân, từng làm việc cho VinFast trong 5 năm, cho biết, người nước ngoài được đưa đến công ty để “nuôi dưỡng và xây dựng đội ngũ kỹ sư Việt Nam”. Các kỹ sư Việt Nam có nhiệm vụ học hỏi “nhanh nhất có thể”, từ những kỹ sư nước ngoài, “để bạn có thể tiếp tục khi họ không còn làm việc cho VinFast nữa.”
Ông Luân cho biết ông làm việc nhiều giờ, có khi lên tới 50 – 60 giờ một tuần và thường xuyên ăn ngủ tại nhà máy.
VOA dẫn lời một cựu nhân viên khác của VinFast là ông Akshay nói, “Công ty đặt ra một mục tiêu. Nhưng rồi họ cứ thay đổi từng ngày”. “Họ sẽ thay đổi thông số kỹ thuật, họ sẽ thay đổi mục tiêu. Vì vậy không có gì là ổn định”.
Ông Askhay nói thêm, ở Ấn Độ “nếu họ được trả 1.000 USD mỗi tháng, thì VinFast sẽ trả cho họ gấp đôi, hoặc thậm chí gấp ba số tiền đó.” Tuy nhiên, không có gì chắc chắn về thời gian làm việc được trả lương cao này có thể kéo dài bao lâu, có người bị đuổi chỉ vì đến cuộc họp muộn 5 phút.
Theo ông Hùng, “Môi trường không thể đoán định trước, với cảm giác không ổn định về đảm bảo công việc, có hại cho tinh thần và hiệu suất của nhân viên.”
VOA dẫn lời bà Hoa, một cựu nhân viên, nói:
“Chúng tôi nói với nhau rằng, môi trường làm việc tại VinFast và VinGoup là môi trường đào thải [thông qua sa thải] và là môi trường đòi hỏi nhân viên phải đa kỹ năng chứ không chỉ giỏi chuyên môn.”
Vẫn theo ông Hùng, xây nhà máy và niêm yết tại Mỹ là “chiến lược mở rộng toàn cầu táo bạo” của VinFast. Nhưng ông Hùng cho rằng, VinFast cần phải giải quyết các vấn đề về “văn hóa của công ty, chất lượng sản phẩm và chiến lược hoạt động” thì mới có thể “đảm bảo thành công bền cũng tại những thị trường đầy thách thức mới này”.
Minh Vũ
>>> Vì sao Tổng Bí thư Trọng không sang thăm Mỹ mà để Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam?
>>> Tư pháp Việt Nam quá u ám, chỉ có xóa bài làm lại
>>> Lê Văn Mạnh bị thi hành án, bất chấp lời kêu gọi của EU và phản ứng của dư luận
>>> Vua Đàm sớm “xìu”ngay khúc dạo đầu, Thủy Tiên “tránh mặt”, Phương Hằng dính án 3 năm!
Thứ mà Bộ Văn hóa thiếu nhất chính là văn hóa