Tổng Bí thư Tô Lâm đã dung túng cho cựu Bí thư Nghệ An Thái Thanh Quý như thế nào?

Ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3/8, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đưa ra cam kết, sẽ tiếp tục chống tham nhũng với phương châm “không ngừng nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Nhưng đến nay, sau khi ông Tô Lâm phải bàn giao chức vụ Chủ tịch nước cho Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, việc này cho thấy cán cân quyền lực trong Đảng đã có thay đổi lớn. Nhiều dấu hiệu cho thấy những tuyên bố của ông Tô Lâm cách đây chưa lâu cũng chỉ là lời “nói cho vui”.

Sau các chuyến công du quốc tế dài ngày vào cuối tháng 9/2024, với chủ trương được cho là ngả sang phương Tây và Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đã rơi vào tình thế “tứ bề thọ địch” của các thế lực kình địch trong nội bộ Đảng, kể cả các phản ứng không thân thiện từ Nga và Trung Quốc. Đây là những lý do buộc ông Tô Lâm chấp nhận chủ động lùi bước để giảm các áp lực. Mới nhất, xuất hiện các đánh giá cho rằng, quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm đang sụt giảm nhanh chóng.

Cụ thể là trong kế hoạch “tảo thanh” đối với phe Nghệ An và Hà Tĩnh, có nhiều dấu hiệu cho thấy, ông Tô Lâm đã và đang bắt đầu lùi bước. Không chỉ ở việc Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú – một đối thủ của ông Tô Lâm, trở thành Thường trực Ban Bí thư.

Câu chuyện Bí thư Nghệ An Thái Thanh Quý vừa được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó Ban Kinh tế Trung ương, đang gây ra nhiều tranh cãi khác nhau.

Những điều kể trên đã cho thấy Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những bước “xuống thang” đáng kể đối với phe Nghệ An.

Trên mạng xã hội đang lan truyền các thông tin không hay về ông Thái Thanh Quý, theo đó từ vai trò của một tội phạm đang được xem xét kỷ luật, bỗng nhiên vào ngày 26/10, ông Quý được Bộ Chính trị điều chuyển trở thành Phó Ban Kinh tế Trung ương.

Nguồn tin cho hay, Bí thư Thái Thanh Quý hay được dân xứ Nghệ gọi với cái tên “thân thương”“thằng Quỳ”. Với lý do, ông Quý là con người không đi lên bằng trí tuệ, hay năng lực của bản thân, mà đi lên bằng sự luồn cúi và sử dụng tiền bạc mua quan, bán chức.

Được biết, Bí thư Thái Thanh Quý được “ưu ái” về giữ chức Phó Ban Kinh tế Trung ương, bất chấp năng lực yếu kém, và không có kiến thức về quản lý kinh tế, hay quản lý nhà nước. Sau khi bị đa số cán bộ, đảng viên trong tỉnh Nghệ An tẩy chay, và không tuân phục, Thái Thanh Quý liền tìm đường thoát thân ra Trung ương.

Bí thư Thái Thanh Quý đã dựa vào tướng Công an Nguyễn Ngọc Lâm – một đệ tử thân cận của ông Tô Lâm, để tiếp tục tiến thân. Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm là người Nghệ An, nhưng đã theo cựu Bộ trưởng Tô Lâm, và là người trực tiếp chỉ huy vụ “xóa sổ” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ – “ông trùm” phe Nghệ An, có liên quan đến Tập đoàn Thuận An.

Trên cương vị Cục trưởng C03, Nguyễn Ngọc Lâm đã cho bắt Phạm Thái Hà – trợ lý của Vương Đình Huệ, liên quan đến khoản tiền nhận hối lộ 2,2 ngàn tỷ từ Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Tập đoàn Thuận An. Đổi lại, Nguyễn Ngọc Lâm đã được đề bạt chức Thứ trưởng Bộ Công an, và được quy hoạch vào danh sách ủy viên Trung ương ở Đại hội Đảng 14.

Ngoài ra còn có các cáo buộc khẳng định, Bí thư Thái Thanh Quý đã sử dụng số tiền tới 6 triệu USD để mua xuất quy hoạch vào ghế Ủy viên Bộ Chính trị Đại hội Khóa 14. Thoibao không có khả năng kiểm chứng những thông tin kể trên.

Công luận đã bày tỏ nhiều lo ngại, nếu như Bí thư Thái Thanh Quý dựa vào tiền bạc để tiến thân làm lãnh đạo cấp cao, thì đất nước này sẽ đi về đâu?

 

Trà My – Thoibao.de