Bộ Công an được ví là “thanh gươm của chế độ”. Đây chính là nơi truy lùng, bắt bớ những người dám nói lên những sự thật mà chính quyền che dấu.
Tuy nhiên, giờ đây, Bộ Công an đang bị Tô Lâm biến thành thanh gươm của riêng ông, để chiến với các “đồng chí” của ông.
Nhờ có Bộ Công an trong tay, Tô Lâm có công cụ để điều tra, thu thập dữ liệu, cất vào kho lưu trữ để dùng khi cần. Kho dữ liệu đen khổng lồ này là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại, mà chỉ một mình Tô Lâm nắm giữ, còn các đối thủ chính trị của ông thì không có.
Cuộc chiến tranh giành ghế Tổng Bí thư, Tô Lâm đã đánh gục 2 đồ đệ của Nguyễn Phú Trọng, là Vương Đình Huệ và Võ Văn Thưởng. Lúc đó, một người được xem là “thái tử”, được chọn kế nhiệm “ngai vàng”; người còn lại được xem là phương án dự phòng, nếu “thái tử” gặp rủi ro. Vậy mà, Tô Lâm dễ dàng hạ gục cả 2, và ngang nhiên bước lên “ngai vàng”, mà chẳng ai dám lên tiếng phản đối.
Trong chế độ này, chẳng có ai trong sạch. Ông Võ Văn Thưởng “ăn” của Tập đoàn Phúc Sơn 64 tỷ, được đánh giá là con số rất nhỏ, so với miếng “ăn” ngàn tỷ của Tô Lâm trong vụ AVG. Ngay cả ông Vương Đình Huệ cũng chưa chắc đã “ăn” nhiều hơn Tô Lâm. Nhưng cả ông Huệ và ông Thưởng đều không “thanh gươm” trong tay để đánh trả, nên đành chấp nhận thua tức tưởi trong cuộc chơi.
Hiện nay, cả Bộ Chính trị đều không ưa Tô Lâm. Về số lượng, họ đông hơn, nhưng lại chẳng có cách nào để chế tài Tô Lâm. Nguyên nhân cũng chỉ vì họ không có “thanh kiếm” điều tra, để tấn công lại Tô Lâm, nên đành bất lực.
Giờ đây, một thế lực mới nổi lên, muốn cân bằng với thế lực Hưng Yên của Tô Lâm, chính là quân đội. Quân đội cũng là một loại “thanh gươm của chế độ”. Quân đội cũng có bộ máy điều tra riêng, có cả Tổng cục Tình báo. Cho nên, cũng chỉ có phe quân đội mới cầm được “thanh kiếm”, để đấu với bàn tay cầm kiếm của Tô Lâm.
Giả sử phe quân đội lấy lại được sự cân bằng quyền lực với phe Tô Lâm trong thời gian tới, thì sân chơi cuối cùng cũng chỉ là đất diễn của những kẻ “trên tay có kiếm”. Còn những thế lực khác vẫn chỉ tham gia với vai trò phụ trợ.
Trước khi Tô Lâm dẫn phe Hưng Yên đánh vào phe Nghệ An, Hưng Yên có 6 uỷ viên Trung ương Đảng và 1 Ủy viên Bộ Chính Trị. Trong khi đó, phe Nghệ An có đến 11 uỷ viên Trung ương Đảng, và 3 uỷ viên Bộ Chính trị. Về số lượng, phe Nghệ An vượt trội hơn hẳn. Thế nhưng, phe Hưng Yên lại giành thắng lợi, giành luôn được ngai vàng mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại. Nguyên nhân, phe có số lượng ít hơn, nhưng trên tay lại có kiếm; còn phe Nghệ An, tuy đông hơn, nhưng lại chỉ dùng “tay không” để chống đỡ.
Lúc này, chỉ có phe quân đội là đủ khả năng để nói chuyện “phải quấy” với Tô Lâm. Còn phe Nghệ An và Hà Tĩnh, dù đông thì vẫn khó chống lại phe Hưng Yên. Cuộc chơi càng về sau, càng phân 2 phe rõ rệt – phe công an (cũng là phe Hưng Yên) và phe quân đội.
Để có được những vây cánh như ý, Tô Lâm đã đạp lên Đảng luật, để đưa Lương Tam Quang vào ghế Bộ trưởng Bộ Công an, rồi đưa tiếp vào Bộ Chính trị. Cũng đạp trên Đảng luật, Tô Lâm bổ nhiệm người chưa làm đủ Ủy viên Trung ương Đảng tròn một nhiệm kỳ vào Ban Bí thư, là Nguyễn Duy Ngọc và Trịnh Văn Quyết.
Vì sao, Tô Lâm dám không xem Đảng luật ra gì? Bởi trên tay Tô Lâm có thanh gươm sắc bén. Giả sử phe Nghệ An dám đạp lên Đảng luật, thì Tô Lâm có để yên cho họ hay không?
Vậy nên, có thể thấy, võ đài chính trị của Đảng Cộng sản cũng đầy bất công. Nơi mà kẻ này được dùng gươm, nhưng kẻ khác thì không!
Thái Hà – Thoibao.de