Sự bế tắc của Tô Lâm

Đối với ông Nguyễn Phú Trọng thì Tô Lâm là công cụ lợi hại, đối với dân Việt ông Tô Lâm là hung thần, đối với nước Đức, ông Tô Lâm là tội phạm. Nói chung, ông Tô Lâm lấy lòng ông Tổng Bí thư, thì thế nào ông Tô Lâm cũng bị dính những vết nhơ. Thực ra, trong đầu ông Tổng tự cho ông ta là vua, đứng trên luật pháp, nên ông cũng chỉ đạo cho ông Tô Lâm đạp trên luật pháp mà làm, cả luật trong nước vẫn luật ngoài nước.

Những vụ án chính trị, cấp cao như Ủy viên Bộ Chính trị thì có thể bị hạ bệ mà không nhốt tù (trừ Đinh La Thăng), nhưng nếu là những người chỉ xếp vào hàng “lính lác” thì lại bị trừng trị nặng. Đã nhiều lần, Thoibao.de đã phân tích, trong cơ cấu quyền lực của Đảng Cộng sản, ai có chức vụ thấp nhất thì bị tội nặng nhất. Cho nên, khi một vụ việc đổ bể, những ai là lính thì nên tẩu thoát. Ví dụ vụ án Việt Á, hàng chục quan chức tầng thấp bị xộ khám chứ ông Nguyễn Xuân Phúc khó mà vào tù.

Trong vụ AIC, không những bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trốn thoát, mà bà còn bố trí cho 6 thuộc hạ khác trốn ra nước ngoài thành công, trong thời gian chưa tới 30 ngày. Có thể nói, bà Nhàn đã chuẩn bị phương án B, phương án người ta hay dùng nhất trong lúc bế tắc, đó là kế 36 của Binh pháp Tôn Tử “Tẩu vi thượng sách”.

Trong nhóm của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, có người được xác định là đang ở Mỹ. Đó là ông Nguyễn Đăng Thuyết – cựu Giám đốc Công ty Thành An Hà Nội. Ông này nhờ luật sư trình bày nội dung đơn do ông gửi về từ Mỹ. Như vậy là đã xác định được 1 trong số 7 người trốn ra nước ngoài trong vụ AIC, là đang trốn ở Mỹ. 6 người còn lại chưa biết đang trốn ở đâu.

Ngày 13/2/2023, ông Tô Lâm gặp bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để nói về hợp tác dẫn độ

Có lẽ, nhiều người chọn trốn ở Mỹ, bởi ở Mỹ, họ có thể dễ dàng hòa nhập, vì cộng đồng người Việt ở đây rất đông. Năm 2021, cộng đồng mạng cũng đã xác định ông cựu Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai Phạm Văn Sáng cũng chạy qua Mỹ khi bị truy nã. Có thể, có rất nhiều người trốn truy nã chạy qua Mỹ. Tuy nhiên, nước Mỹ không phải là nơi mà ông Tô Lâm có thể tổ chức bắt cóc được. Nước Mỹ đang mang lại cho nền kinh tế Việt Nam hơn 50 tỷ đô la mỗi năm, không thể chọc giận Mỹ.

Ngày 13/2, khi bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đến Hà Nội, ông Tô Lâm đã tranh thủ làm việc với bà này để đặt vấn đề hợp tác dẫn độ tội phạm. Thực ra, chức năng của bà Katherine Tai là làm việc vấn đề thương mại, còn vấn đề tư pháp giữa 2 nước thì bà Katherine Tai chỉ là người mang thông tin về báo cáo lại thôi. Ông Tô Lâm cũng từng gặp đại sứ Mỹ Marc Knapper ngày 9/10/2022, cũng để đặt vấn đề này. Cách làm việc của Tô Lâm với phía Mỹ về hợp tác pháp lý, cho thấy, ông Tô Lâm rất nôn nóng, tuy nhiên, có vẻ như Mỹ không quan tâm mấy.

Ngày 14/2, tại Hà Nội, ông Tô Lâm cũng đã tìm cách gặp ông Baloghdi Tibor, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam. Ông Tô Lâm vẫn đặt vấn đề về hợp tác tư pháp dẫn độ tội phạm. Với việc ông Tô Lâm sang tận Berlin – một quốc gia thành viên Liên Âu – EU để bắt cóc, thì không biết phía Hungary có đồng ý hay không?

Ngày 14/2/2023, ông Tô Lâm gặp ông Baloghdi Tibor, Đại sứ Hungary tại Việt Nam để nói về hợp tác dẫn độ

Với việc ông Tô Lâm tìm mọi cách gặp các đại diện của các chính quyền Âu Mỹ đặt vấn đề hợp tác pháp lý và dẫn độ tội phạm, thì điều này cho thấy, ông Tô Lâm đã “tởn”, không còn dám dùng chiêu bắt cóc như cách đây 6 năm.

Trong trường hợp của Tô Lâm, ông muốn hợp tác bắt tội phạm ngay lúc này thì có thể nói bất khả thi. Trong thời gian ngắn, khó mà có những thỏa thuận hợp tác pháp lý giữa Việt Nam và các nước trên. Cách giải quyết của ông Tô Lâm rõ ràng là đang bế tắc.

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://cand.com.vn/lanh-dao-bo-cong-an/viet-nam-hungary-tang-cuong-hop-tac-phong-chong-toi-pham-i683490/

https://baotintuc.vn/chinh-tri/bo-truong-to-lam-tiepdai-dien-thuong-mai-hoa-ky-katherine-tai-20230213213924144.htm