Link Video: https://youtu.be/6bY7Ie5A1LA
Ngày 9/1/2023, BBC loan tin về một vụ đụng độ xảy ra ở nhà máy sản xuất bộ xét nghiệm Covid. Bài báo cho hay, có nhiều video đang lan truyền trên mạng xã hội, cho thấy, công nhân của một nhà máy sản xuất dụng cụ xét nghiệm Covid tại Trùng Khánh, Trung Quốc, đã tràn xuống đường biểu tình bên ngoài nhà máy.
Trong một video, một số công nhân hét lên: “Trả lại tiền cho chúng tôi!”
Các video chạy dòng phụ đề: “Trả lại tiền khi nợ người khác là lẽ phải và đúng đắn, đây là con đường đòi lương chưa trả”, BBC đưa tin.
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào thứ Bảy (7/1/2023), khi công nhân được thông báo về việc họ bị sa thải. Sau đó lại có tranh chấp về tiền lương gây nên nỗi bất bình cho công nhân, thông tin trên mạng xã hội cho biết.
Việc sa thải công nhân xảy ra do sự thay đổi chính sách của Chính phủ Trung Quốc. Khi thực hiện chính sách Zero Covid, Trung Quốc đã cần rất nhiều bộ xét nghiệp vì người dân được yêu cầu xét nghiệm liên tục và phải có xét nghiệm âm tính mới được ra đường. Nhưng nay, Chính phủ Trung Quốc quay sang chính sách thả lỏng, mặc kệ sự lây lan của Covid, thì các bộ xét nghiệm không còn cần thiết nữa. Nhà máy bị giảm mạnh số lượng đơn hàng và họ buộc phải sa thải công nhân.
Cảnh sát chống bạo động đã được điều đến hiện trường và đã có xô xát xảy ra. Một số người ném ghế, thùng và cọc tiêu giao thông vào cảnh sát và buộc họ phải rút lui.
Nhưng việc bãi bỏ các quy định về xét nghiệm, không đồng nghĩa với việc dịch bệnh đã được đẩy lùi, mà những gì đang diễn ra ở Trung Quốc cho thấy, mọi chuyện hoàn toàn ngược lại, dịch bệnh đang gia tăng đến mức khủng khiếp.
Ông Tập Cận Bình vốn tự hào và đề cao chính sách Zero Covid sau khi áp dụng thành công ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, sau khi áp dụng đài trà thì lại không thành công. Và sự hà khắc cùng với việc kéo dài phong tỏa đã khiến người dân mệt mỏi và nền kinh tế suy kiệt. Cuối cùng, chính quyền Trung Quốc vấp phải làn sóng biểu tình hồi tháng 11/2022.
Trước nguy cơ làn sóng biểu tình này lan rộng và sẽ gây ra những hậu quả tệ hại hơn, chính quyền Trung Quốc đã quyết định nới lỏng và dần dần thả lỏng hoàn toàn. Việc quay quắt 180 độ trong chính sách chống dịch khiến dịch bệnh tăng nhanh, và giờ đây, dịch bệnh đã hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của chính quyền Bắc Kinh.
Tuy vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục che dấu sự thật về số lượng ca nhiễm và số người tử vong, điều này khiến thế giới phải e ngại.
Vào đúng lúc mà dịch bệnh hoành hành chưa từng có, Trung Quốc lại quyết định hủy bỏ việc thống kê các ca nhiềm mới hàng ngày và không cung cấp thông tin cho WHO cũng như các quốc gia khác. Kết quả là không ai biết chuyện gì đang xảy ra ở Trung Quốc.
Cách định nghĩa về các ca tử vong vì Covid cũng bị Trung Quốc sửa đổi, họ chỉ tính những ca tử vong trực tiếp vì suy hô hấp do Covid, chứ không tính đến những ca chết vì các bệnh khác, mà những bệnh này bị Covid làm cho nặng thêm. Cách tính này làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và làm giảm đi số ca tử vong vì Covid rất nhiều so với thực tế.
Một thông tin đã đăng trên một tờ báo Đảng của Trung Quốc cho biết, chỉ riêng thành phố 10 triệu dân Thanh Đảo, đã có đến 500.000 người nhiễm bệnh mỗi ngày. Nhưng thông tin này nhanh chóng bị kiểm duyệt và biến mất trên trang chủ của tờ báo.
Theo thông tin từ Công ty dữ liệu Airfiniy tại Anh, con số người chết tại Trung Quốc có thể lên đến 9.000 người mỗi ngày, và họ dự đoán, có thể lên đến mức 1,7 triệu ca tử vong vào tháng 4/2023.
Sự dối trá và che dấu sự thật là bản tính của những người Cộng sản, vì để phô trương sự “tài tình” của Đảng, vì sĩ diện… Nhưng che dấu những vấn đề kinh tế xã hội khác thì còn có thể, chứ che dấu về dịch bệnh e rằng khó, vì con virut nó không sợ Đảng, cũng không biết “vâng lời”. Vì thói quen dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà thế giới có nguy cơ lại một lần nữa phải đối diện với khủng hoảng.
Tú Ngọc – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> 18 nhà đấu tranh quả cảm bị Cộng sản cầm tù, chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc lên tiếng
>>> Dùng ít địch nhiều, Trung Quốc dùng 100 triệu đô đấu với tỷ đô của Phạm Nhật Vượng.
>>> Mở toang cửa cho khách Trung Quốc, Việt Nam đối diện nguy cơ “toang” với cô vi
Bao giờ mới hết cảnh người Việt bị lừa bán qua Campuchia