Syria, Nicaragua, Cuba và Venezuela ủng hộ Nga xâm lược Ukrainer còn Trung Quốc thì sao?

Link Video: https://youtu.be/yIGhbDDPZCA

Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận ‘độc lập’ cho hai ‘cộng hòa nhân dân’ Donetsk và Luhansk chỉ mới nhận được sự ủng hộ của Syria, Cuba, Nicaragua và Venezuela, bốn nước thành viên LHQ.

Lời ủng hộ tương tự cũng đến từ ba thực thể tương tự như ‘CHND Donetsk và CHND Luhansk’, là Nam Ossetia, Abkhazia và Nagorno-Karabach.

Tuy thế, ba thực thể này cũng là sản phẩm của Nga, và chỉ được Moscow công nhận sau các cuộc chiến thời hậu Liên Xô, mà không có tư cách thành viên LHQ hay các tổ chức quốc tế khác.

Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega tuy thế đã nêu ra các diễn giải riêng về tình hình ở Donbass.

Theo nhà chính trị Marxist ở châu Mỹ La Tinh: “Họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để hai nước cộng hòa này nhập vào Liên bang Nga“.

Ông Ortega cũng tin rằng “việc Ukraine muốn vào Nato là đe dọa cho an ninh Nga” và ông hoàn toàn ủng hộ Tổng thống Putin.

Hôm thứ Ba, ông Donald Trump, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, trả lời Trump Clay Travis và Buck Sexton tại tư dinh ở Floriday, khen Putin “có động tác thiên tài (genius) khi đưa quân vào Donbass“.

Điều này khiến quan điểm của ông Trump khác hẳn cách nhìn của đương kim tổng thống Joe Biden, người nói quân Nga là “lực lượng xâm lăng“.

Toàn bộ cuộc phỏng vấn với ông Trump được đăng ở trang riêng của hai nhân vật truyền hình Mỹ Clay Travis và Buck Sexton.

Dư luận quốc tế nay cũng chú ý đến lịch sử của Donetsk và Lugansk. Theo các thống kê khác nhau, Donetsk hiện có chừng 2,3 triệu dân, giảm đi so với trước, và Luhansk có 1,5 triệu người.

Là thành phố lớn thứ năm của Ukraine, Donetsk từng mang tên Stalino, theo tên nhà độc tài Liên Xô chết năm 1953. Còn Luhansk từng mang tên một nguyên soái Liên Xô và gọi là Voroshilovgrad.

Những người nói tiếng Nga xuất hiện khi nhiều công nhân Nga được cử đến đó sau Thế chiến thứ hai trong thời kỳ Liên Xô.

Hiện chưa rõ Nga sẽ phải “bao cấp” hai xứ sở này ra sao.

Ảnh: Tổng thống Putin chủ trì phiên họp đặc biệt của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga hôm 21/02 trong bối cảnh mà có ý kiến nói là “trình diễn, thể hiện quyền lực”.

Cả hai được Nga công nhận “độc lập” nhưng hoàn toàn phụ thuộc Nga về kinh tế, quân sự.

Năm 2014, sau cuộc biến động chính trị tại Ukraine và Crimea được sáp nhập vào Nga, lực lượng tại Donetsk và Luhansk thực hiện cuộc trưng cầu dân ý và tuyên bố thành lập “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng và “Cộng hòa Nhân dân Luhansk” tự xưng.

Hai khu vực này đã ngay lập tức bị Phương Tây áp dụng lệnh trừng phạt và cô lập kinh tế.

Tờ South China Morning Post, ngày 23/2, đưa ra nhận xét của các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ bị ảnh hưởng rất “hạn chế” và “tối thiểu” từ bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây với Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin chính thức công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine hôm 21/2.

Họ còn nhận xét Trung Quốc thậm chí có khả năng hưởng lợi từ một cuộc xung đột tiềm ẩn, với giá dầu rẻ hơn cho nước này, vẫn theo bài báo.

Trung Quốc có thể lấy dầu với giá rẻ, vì Nga sẽ mất thị trường ở châu Âu. Vì vậy, giá thế giới có thể tăng, nhưng với Trung Quốc thì không. Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea“, Tiến sĩ David Zweig, Giám đốc Công ty Tư vấn Xuyên Quốc gia Trung Quốc nói với SCMP.

Bài báo cũng trích lời Anna Kireeva, phó giáo sư tại Học viện Quan hệ Quốc tế Moscow: “Tác động đối với hợp tác kinh tế Nga-Trung sẽ khá hạn chế, chủ yếu là do các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các công ty kinh doanh với Donetsk và Lugansk.”

Trung Quốc đã làm ăn với các công ty năng lượng của Nga mà bị lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm đến như Novatek và hình thức mà hai bên sử dụng là hợp tác giữa các doanh nghiệp nhà nước và tài trợ của các ngân hàng quốc doanh, điều này giúp tránh được thiệt hại,” vị giáo sư nói thêm.

Trong cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin trước thềm Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, hai nước đã đồng ý thỏa thuận để Nga cung cấp cho Trung Quốc 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, theo SCMP.

Phó Giáo sư Anna Kireeva cũng nhận định thêm: “Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với xuất khẩu công nghệ cao sang Nga có khả năng thúc đẩy Moscow tìm kiếm hợp tác công nghệ cao hơn với Trung Quốc, mang lại cơ hội cho các dự án song phương sử dụng công nghệ của Trung Quốc.”

Shalendra D. Sharma, người đứng đầu khoa khoa học chính trị thuộc Đại học Lingnan Hong Kong thẳng thắn nêu quan điểm: “Tác động đối với Trung Quốc sẽ ở mức tối thiểu… Các lệnh trừng phạt sẽ làm tổn thương Mỹ nhiều hơn.”

Tuy nhiên, bà Trần Phượng Anh (Chen Fengying), thành viên cấp cao của Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, một tổ chức tư vấn của chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh cho rằng căng thẳng địa chính trị đã làm gián đoạn thị trường dầu thô và nó có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc vì nước này nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã “bày tỏ quan ngại” về cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng Bắc Kinh đã từ chối đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề này, bất chấp sức ép từ Washington.

Ảnh: Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi những lo ngại về an ninh của Nga là “chính đáng”, và nói những lo ngại đó cần được “xem xét và giải quyết một cách nghiêm túc“.

Hôm thứ Hai, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ, Trương Quân, đã đi xa hơn và nói thẳng thừng rằng Trung Quốc không đồng ý với các tuyên bố của Hoa Kỳ, theo đó cho rằng Nga đang đe dọa hòa bình quốc tế.

Ông Trương cũng chỉ trích việc Hoa Kỳ triệu tập cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ông ví hành động này là “ngoại giao qua loa“, điều sẽ “không có lợi” cho các cuộc đàm phán.

Với những gì được thể hiện trong bài phát biểu ngoại giao, Trung Quốc cho thấy đường lối chính thức của họ đối với cuộc khủng hoảng này là tỏ ra thận trọng, thôi ủng hộ Nga sử dụng vũ lực đối với quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ.

Xảy ra đúng vào thời điểm tâm lý bài phương Tây đang bùng lên ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng Ukraine được coi như một ví dụ nữa về những thất bại của phương Tây.

Theo quan điểm của Trung Quốc, chính Nato do Hoa Kỳ lãnh đạo mới là kẻ bắt nạt khi từ chối tôn trọng quyền chủ quyền của các quốc gia khác như Nga và Trung Quốc trong việc bảo vệ lãnh thổ của họ.

Tờ Hoàn cầu Thời báo nói đây là “mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó hơn bao giờ hết giữa Trung Quốc và Nga, [là] lớp phòng thủ cuối cùng bảo vệ trật tự thế giới”, trong khi một tường thuật của Tân Hoa xã nói rằng Hoa Kỳ đang cố “chuyển hướng sự chú ý trong nước” và “làm hồi sinh tầm ảnh hưởng của mình đối với châu Âu”.

Giám đốc chính sách của Viện Brookings, Jessica Brandt lưu ý rằng một số lời khoa trương này đã được tung ra bằng nhiều ngôn ngữ trên Twitter (vốn bị cấm ở Trung Quốc), trong nỗ lực nhằm định hình cách mà cả thế giới nhìn vào Hoa Kỳ và Nato.

Tôi nghĩ mục tiêu ở đây là làm suy yếu quyền lực mềm của Hoa Kỳ, làm hoen ố uy tín và sức hấp dẫn của các thể chế tự do, cũng như làm mất uy tín của truyền thông cởi mở,” bà nói với BBC, và nói thêm rằng đây là một ví dụ về cách Bắc Kinh “thường xuyên khuếch đại các luận điểm của Điện Kremlin về Ukraine” khi chúng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc.

Một số chuyên gia tin rằng Trung Quốc và Nga ngày nay đã gần gũi – có lẽ gần hơn bao giờ hết kể từ thời Stalin và Mao.

Cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014 ở Ukraine được coi là đã đẩy Nga tiến gần hơn vào vòng tay Trung Quốc, quốc gia đã đề nghị hỗ trợ kinh tế và ngoại giao cho Moscow trong bối cảnh quốc tế bị cô lập.

Kể từ đó, mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt lên.

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong nhiều năm, với thương mại song phương đạt mức cao mới là 147 tỷ USD vào năm ngoái. Hai nước cũng đã ký một lộ trình quan hệ quân sự chặt chẽ hơn hồi năm ngoái trong khi đẩy mạnh các cuộc tập trận chung.

Trung Kiên – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nguồn:

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60485020

https://www.bbc.com/vietnamese/world-60231785


Triệu lời CẢM ƠN!

Hàng triệu người đã xem tin tức và các chương trình của chúng tôi. Ngày càng có nhiều người lựa chọn ủng hộ chúng tôi. Bởi vì cần có một tiếng nói độc lập, phản biện trên các phương tiện truyền thông cho Việt Nam.

Với sự ủng hộ của các bạn, sẽ giúp cho mọi người truy cập thoibao.de miễn phí. Bởi vì chúng tôi xem báo chí không chỉ là sản phẩm truyền thông, mà còn là hoạt động có ích cho cộng đồng.

Đã có hàng chục triệu lượt người mỗi tháng không phải trả bất kỳ khoản nào để xem tin tức trên thoibao.de, nhưng các bạn cũng biết, để có báo chí chất lượng thì chúng tôi phải đầu tư rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần sự hỗ trợ từ các bạn và người những ủng hộ.

1/ Qua Paypal, Visa, Mastercard, America Experess, Sepa Lastschrift: 

QR Code tài trợ:

2/ Qua chuyển khoản ngân hàng:

Tên tài khoản: Thoibao.de

IBAN: DE36 1005 0000 0190 636319

SWIFT: BELADEBE

Địa chỉ: Berliner Sparkasse, Ostseestr. 109, 10409 Berlin, Germany

Khi tài trợ hay chuyển khoản, các bạn ghi dòng chữ: Ủng hộ thoibao.de

Trân trọng cám ơn

Lê Trung Khoa – TBT Thoibao.de. E-Mail: info@thoibao.de  Viber / WhatsApp / Telegram / Signal : +49 170 2363084


>>> Trung Quốc lắp chông đinh trên biên giới với Việt Nam

>>> Việt Nam trong nhóm các nước ‘độc tài’ trên Chỉ số Dân chủ toàn cầu

>>> Từ Ba Lan nhìn sang Ukraine, nghĩ về Nga và những người Việt ‘sùng bái Putin’

Lực lượng Nga xâm lược Ukraine, tập kích nhiều thành phố


Cách cài vượt tường lửa miễn phí:

Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7

Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT