Luật sư, tiến sĩ triết học Nguyễn Hữu Liêm từ San Jose, California, Hoa Kỳ mới đây đã chia sẻ một bài viết mang tựa đề “Về con đường xã hội chủ nghĩa thực thụ cho Việt Nam” qua Diễn đàn BBC. Qua bài viết, vị triết gia mang tầm quốc tế đã lý giải được những khúc mắc về lý luận mà Đảng Cộng sản Việt Nam lúng túng suốt một thời gian dài vừa qua đồng thời vạch ra cho Đảng một con đường khả thi để theo đuổi xã hội chủ nghĩa.
Một đóng góp to lớn của tác giả trong bài viết là đã làm sáng tỏ về cái gọi là xã hội chủ nghĩa mà Đảng Cộng sản Việt Nam theo đuổi gần một thế kỷ qua nhưng chính Đảng lại bế tắc về mặt lý luận và thực tiễn khi không tỏ tường được “xã hội chủ nghĩa là gì?”.
Học giả Mỹ gốc Việt giải thích:
“Ta hãy xem vì hệ tư tưởng XHCN là gì. Nhân loại đã vạch ra một con đường XHCN từ lâu – và nếu Việt Nam muốn học hỏi thì các bài học đã có sẵn từ kinh nghiệm chính trị và công quyền thế giới hiện nay. Đảng hãy nhìn qua Tây Âu, hay Hoa Kỳ, hay gần hơn là Singapore, Úc.
Ở những quốc gia đó, các cơ chế có tính chất ‘xã hội chủ nghĩa’ được thực hiện qua các định chế an sinh xã hội cũng như là thuế khóa nhằm mục đích nâng đỡ quần chúng cùng khổ và san bằng khoảng cách giàu nghèo giữa các giai tầng kinh tế. Chỉ có điều họ không dùng cụm từ XHCN mà thay vào đó là “tư bản trong lý tưởng xã hội – “socially-minded capitalism.” Khái niệm và hệ từ nầy gần giống như “kinh tế thị trường định hướng XHCN” ở Việt Nam hiện nay.
Vì thế, có thể nói rằng, lý tưởng chính trị và xã hội của Đảng CSVN hiện nay là một phiên bản sơ thảo từ các quốc gia nêu trên. Cái khác nhau thật ra chỉ là vấn đề ngôn từ. Thay vì “tư bản” thì ta dùng “thị trường”; thay vì “lý tưởng xã hội” thì ta dùng “định hướng XHCN.” Thành ra, nỗi băn khoăn của hai ông Trọng và Thưởng chỉ là một niềm thao thức mang bản sắc ngôn ngữ và khẩu hiệu – hơn là một bế tắc cơ bản về quyết sách vĩ mô cho quốc gia.”
Sau đó, ông Liêm đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ, khúc chiết về xã hội chủ nghĩa mà những vị giáo sư, tiến sĩ trong Hội đồng Lý luận Trung ương, các giảng viên cao cấp trong Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hay các thành viên của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam qua bao nhiêu thế hệ vẫn miệt mài nghiên cứu mà chưa đúc kết ra.
Giáo sư triết tại Mỹ định nghĩa xã hội chủ nghĩa một định hướng quốc gia theo lý tưởng công bằng, dân sinh, thịnh vượng cho tất cả các tầng lớp xã hội. Nó muốn tạo một sân chơi bình đẳng cho cơ hội tiến thân, phát huy tiềm năng con người trên cơ bản công dân – đồng thời nó đặt ưu tiên thăng tiến cho tầng lớp cùng khổ, thiếu cơ hội, những thành phần bị áp chế dưới đáy tầng kinh tế xà xã hội.
Đồng lúc, XHCN chủ tâm mở rộng không gian và cơ hội cho thành phần năng động, ưu tú được phát huy cơ hội kinh tế của họ. Yếu tố quan trọng trong tiến trình này là sự chuyển giao và phân bổ cơ hội thăng tiến từ thượng tầng cấu trúc xuống dưới hạ tầng Nhân dân. Định chế thuế khóa và pháp luật kinh doanh và tài sản cũng như là giáo dục sẽ là cái chìa khóa quan trọng hàng đầu để quốc gia có thể tái phân phối quyền lợi và quyền hạn kinh tế một cách hiệu năng, tác động tích cực đến kinh tế thị trường – và mang tính thuyết phục trên bình diện chính trị.
Học giả Mỹ cũng trả lời luôn câu hỏi mang tính thực tiễn là: Cần làm những điều gì để xây dựng xã hội chủ nghĩa?
Ông dẫn chứng những chính sách mà các quốc gia tư bản mang bản sắc XHCN đang làm. Đó là đánh thuế lũy tiến, từ lợi tức đến tài sản, theo tiêu chuẩn khả năng đóng thuế. Càng giàu có, thuế càng cao.
Bên cạnh là những định chế an sinh xã hội bảo đảm một đời sống kinh tế cơ bản cho người nghèo, người già, thất nghiệp, tàn tật, trẻ em. Theo đó là một hệ thống pháp luật cai chế lao động đủ nghiêm ngặt, cần thiết, nhưng không quá khắt khe – như công đoàn độc lập, mức lương tối thiểu, quy chế lao động trẻ em, số giờ lao động hàng tuần, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, thất nghiệp, tiền nghỉ hưu.
Một điều có lẽ trấn an được chính quyền cộng sản Việt Nam đó là ông Liêm khẳng định: không có gì là sai lầm, hay mơ hồ, hoặc hoang tưởng, khi Đảng CS VN nói họ đi theo lý tưởng hay Định hướng XHCN.
Nhưng vấn đề mấu chốt mà có thể gọi là sai lầm to lớn nhất của Đảng đó là đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin.
Ông Liêm nói: Mô hình này, được chính quyền Việt Nam từng làm kim chỉ nam chính trị gần thế kỷ qua, trong thực chất chỉ là một định chế quyền lực toàn trị. Tự bản sắc, CNCS Marx-Lenin là một sự phản bội, một cuộc đánh lận đầy vong bản đối với lý tưởng XHCN mà nhân loại cũng như Hồ Chí Minh và thế hệ chiến sĩ Cộng sản Việt Nam tiên phong đã từng theo đuổi (XHCN) từ suốt gần thế kỷ qua.
Từ đó, ông đề xuất việc đầu tiên Đảng, tổ chức đang nhân danh toàn thể dân tộc Việt Nam trên bình diện chính trị và quyền lực nhằm theo đuổi lý tưởng XHCN, hãy và phải dứt khoát thực hiện là tách rời lý tưởng và định hướng XHCN ra khỏi CNCS Mác-Lê. Đổi và lấy lại tên Đảng Lao Động Việt Nam.
Hãy lấy lý tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho vấn đề độc lập quốc gia, nhu cầu an sinh, bình đẳng, công lý cho Dân tộc. Tức là hãy chủ trương rằng, CNCS theo mô thức Mác-Lê đã hoàn tất xong vai trò lịch sử của nó. Đã đến lúc, Đảng trở về trọn vẹn với Dân tộc qua lý tưởng Hồ Chí Minh để xếp chủ nghĩa Mác-Lê vào góc bảo tàng lịch sử của Đảng.
Cùng với đó, ông Liêm đề xuất chính quyền cần một lời Tạ lỗi trước Nhân dân, mở lối cho Đồng thuận mới. Ông giải thích: “Trên bình diện tinh thần và tình nghĩa Dân tộc, tôi nghĩ vị Tổng bí thư Đảng hiện nay hãy chính thức tuyên bố xin lỗi Nhân dân Việt Nam về những sai lầm lớn mà Đảng này đã vấp phải trong quá khứ. Dù rằng lịch sử Đảng suốt gần thế kỷ qua đã thành công về phương diện độc lập và thống nhất quốc gia – nhưng trong quá trình theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin đã phơi bày những khiếm khuyết trầm trọng. Đây là lúc mà Đảng đã nhận ra cái ưu, cái khuyết từ lịch sử để điều chỉnh lại hướng đi cho Đảng. Một lời tạ lỗi tới Nhân dân sẽ góp phần hàn gắn vết thương lịch sử, hóa giải hận thù, đoàn kết Quốc dân.
Từ niềm kiêu hãnh về quá khứ, Đảng phải tự chuyển mình nhằm cải tổ bản sắc quyền lực hiện tại. Hãy dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin nhằm theo đuổi định hướng XHCN trong lý tưởng Dân tộc Hồ Chí Minh. Khi đó, Đảng CS VN sẽ vẫn có hy vọng quy tụ nhiều thành phần Nhân dân, trong và ngoài Đảng, quốc nội cũng như hải ngoại, cho một Đồng thuận Lịch sử mới.
Được vậy, Đảng sẽ không còn hồ nghi gì về tính khả thi về con đường XHCN cho một tương lai gần. Và nhân dân Việt Nam sẽ tán thán tinh thần can đảm lớn lao của Đảng trong ý chí cải tổ chính mình.”
Bênh cạnh việc thoát xác khỏi CN Marx-Lenin, Đảng phải thực hiện những định chế công lý và công bằng kinh tế và an sinh xã hội theo định hướng XHCN.
Thứ nhất là phát động một cuộc cách mạng về quyền tư hữu. Xóa bỏ ngay định chế “sở hữu toàn dân” đối với đất đai vốn rất là bất công và vô lý hiện nay.
Thứ hai là cải tổ chế độ thuế khóa bất cập, phản lý tưởng XHCN hiện thời. Hãy đánh thuế lũy tiến vào giai tầng giàu có, lợi tức cao, nhất là giới kinh doanh bất động sản và các giới kinh tế ngoài biên chế tiền lương định kỳ như văn nghệ sĩ, thương gia, các công ty kinh doanh lợi nhuận lớn.
Đồng lúc cùng với chế độ tư hữu đất đai, hãy đánh thuế bất động sản – như tất cả các quốc gia Âu Mỹ đã làm lâu nay. Theo đó thì gia cư chính sẽ được miễn thuế đến một mức hợp lý – ví dụ, theo thời giá hiện nay, một tỷ đồng. Thuế bất động sản định kỳ hàng năm sẽ cung cấp ngân sách quốc gia đầy đủ cho nhu cầu quốc phòng, an sinh xã hội, xây dựng hạ tầng cơ sở, để trả lương cao hơn cho các ngành giáo dục, y tế, tư pháp, công an, quân đội nhằm giảm thiểu quốc nạn tham nhũng. Hãy nhìn vào hiện trạng giới chủ nhân bất động sản giàu có ở nước ta đóng rất ít – gần như không có – thuế nhà đất. Đó là một sự thể bất công và vô lý trầm trọng.
Thứ bà là ban hành những đạo luật – và đòi hỏi công an địa phương thực thi khẩn cấp – nhằm cai chế hiện tượng tội phạm đang đầy dẫy. Mặc dù luật pháp hiện hành có nhắm đến – nhưng trên nhiều bình diện xã hội, vẫn còn quá nhiều bất cập và vô lý. Từ vấn đề rượu bia, trộm chó, tạt axít, bạo hành gia đình, thả đinh trên xa lộ để hành nghề vá lốp xe, nạn trộm cướp – đồng thời phải bảo đảm quyền tự vệ tuyệt đối của chủ nhà. Ví dụ, nạn trộm chó, vốn là một tội đáng trừng phạt nhưng vì luật pháp rất nhẹ tay, chỉ phạt hành chánh, nên dân chúng phải ra tay bạo hành đến nỗi giết nhiều thủ phạm. Và còn rất nhiều vấn nạn xã hội khác đang đòi hỏi luật pháp nghiêm khắc, hiệu năng hơn.
Thứ tư là về mặt thể chế và tái tổ chức bộ máy, nhất định phải tinh giản và trong sạch hóa bộ máy công quyền. Tách rời bộ Công An ra làm hai: bộ Cảnh sát và bộ Nội An – nhằm giám sát lẫn nhau và tránh tình trạng mâu thuẫn quyền lợi hiện nay. Cải tổ toàn diện Bộ Tư pháp với tên mới là bộ Công Lý (Justice Ministry) theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao định chế, chất lượng nhân sự và quy trình pháp chế. Quy tụ các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm cùng nhau phác họa một chiến lược Giáo dục mới cho quốc dân.
Trên đây có lẽ là những lời tâm huyết của “một trong những người Việt xa quê hồi hương sớm nhất và làm bất cứ việc gì cũng trăn trở về tinh thần Việt Nam”.
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Liêm được giới chuyên môn quốc tế đánh giá là một trong số những triết gia đương đại của cộng đồng nghiên cứu triết học trên thế giới.
Sinh ra từ vùng đất chiến tranh Quảng Trị, ông rời quê hương đến Mỹ sau sự kiện 1975. Ông học cử nhân kinh tế nông nghiệp, rồi học thạc sĩ về quản lý công ở Đại học Texas. Về California công tác, ông tiếp tục học chuyên ngành luật.
Ông tốt nghiệp tiến sĩ luật khoa năm 1987 tại University of California, Hastings College of the Law, đồng thời mở một hãng luật tại Mỹ. Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục trở lại đại học để lấy bằng thạc sĩ triết học tại San Jose State University và tiến sĩ triết học tại California Institute for Integral Studies.
Là một trong những người Việt xa quê hồi hương sớm nhất, từ năm 1989, qua đường Thái Lan, cho đến nay TS Nguyễn Hữu Liêm nhiều lần đi về giữa Mỹ và Việt Nam, tư vấn về luật quốc tế và có những lịch trình giảng dạy tại một số trường Đại học.
Về Việt Nam nhiều lần, với kiến thức chính yếu triết học, ông Tiến sĩ đã cưu mang một nỗi niềm “vong quốc”, để từ đó ông xét lại lịch sử của nước Việt Nam với một lăng kính triết lý mà ông lập luận, ghi thành tác phẩm “Sử Tính và Ý Thức” (đã xuất bản và giới thiệu đến công chúng hồi năm 2016); “Thời tính, Hữu thể và Ý chí” (xuất bản năm 2018) giúp cho thế hệ trẻ qua những tác phẩm giá trị này, có thêm cái nhìn mang tính triết học về lịch sử của Việt Nam.
Mới nhất, học giả Liêm đã cho ra đời ấn phẩm “Cám dỗ Việt Nam” được giới thiệu tới công chúng bạn đọc vào năm ngoái. Đây là một cuốn bút ký nhiều tính tự sự, nặng lòng với hai chữ “Việt Nam”.
Hoàng Lan – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Thừa Thứ trưởng Công an – Trung ương đảng loay hoay, lúng túng
>>> Nhăm nhe chiếm Biển Đông – Trung Quốc cùng lúc “ăn” 4 gậy
>>> Nguyễn Thanh Nghị làm Thứ trưởng – Cú móc “ngược” của Ba X
Cách cài vượt tường lửa miễn phí:
Điện thoại di động (mobile phone) = https://bit.ly/2QCRpE7
Trình duyệt (browser) = https://bit.ly/3hKTidT