Tòa án Đức chấm dứt xem xét đơn kiện của ông Hồ N. Thắng. Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang sa thải ông Thắng vì viết báo Nhân Dân.

Tòa án Lao động ở Gera ngày 22/2 sẽ không xem xét về tính pháp lý của việc Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang sa thải Hồ N.Thắng Phát ngôn viên Tòa án Ingo Menke thông báo cho Thoibao.de: „Việc xét xử không còn cần thiết nữa, vì hai bên đã thỏa thuận được với nhau ngoài tòa“. Việc sa thải vẫn được duy trì.

Bài viết của ông Hồ Ngọc Thắng trên báo ´´Nhân Dân´´ của Đảng cộng sản Việt Nam 

Để nhớ lại sự việc: Trong nhiều năm trời, Hồ.N.Thắng làm việc ở Cơ quan Di trú và Tị nạn liên bang ở Jena bang Thüringen với tư cách là người thẩm vấn và quyết định về tị nạn. Đồng thời, ông ta viết bài cho báo „Nhân dân“ của đảng cộng sản Việt Nam và những báo khác, trong đó ông ta lăng mạ và chửi bới các chính khách Đức. Nhưng với tư cách là nhân viên của một cơ quan công quyền Đức, lẽ ra ông ta phải tỏ ra trung lập về chính trị. Đồng thời, những bài báo của ông ta cho thấy sự hoài nghi, không biết ông ta có ủng hộ những nguyên lý của trật tự cơ bản về tự do, dân chủ hay không. Nhưng điều này đòi hỏi một nhân viên của một cơ quan công quyền Đức phải có.

Sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, các nhà báo Đức đã tìm thấy một bài báo của ông ta, trong đó ông ta tư vấn cho Chính phủ ở Hà Nội cách xử lý với sự phê phán từ Đức đối với vụ bắt cóc. Nhưng ai làm việc trong nhà nước Đức thì không được phép tư vấn cho một nhà nước khác chống lại nước Đức. Những lời khuyên của ông ta cho thấy ít có sự tôn trọng đối với chính khách Đức và lập trường của Đức. Như vậy, Hồ.N.Thắng cũng vi phạm nghĩa vụ trung lập của mình. Khi cơ quan liên bang đọc được bài báo này và kiểm tra, họ đã chấm dứt vô thời hạn quan hệ lao động với nhân viên của mình.

Cơ quan liên bang và cảnh sát cũng xem xét liệu Hồ.N.Thắng có dính lứu gì tới việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không, ví dụ như ông ta có thể cung cấp dữ liệu từ hồ sơ tị nạn cho cơ quan chức năng Việt Nam. Về việc này, trong tháng 10, Viện Công tố liên bang đã ra tuyên bố rằng sự việc rất có thể không phải như vậy.

Hồ.N.Thắng kiện lên Tòa án Lao động Gera chống lại việc sa thải. Theo Christoph Sander, Phát viên của Cơ quan liên bang, ngay trong tháng 9 đã có cuộc gặp gỡ giữa Cơ quan liên bang và nhân viên cũ với mục đích thống nhất với nhau. Cuộc gặp gỡ đã thất bại nên Tòa án quyết định có phiên tòa ngày 22/2.

Nhưng trong một thời hạn ngắn ở tháng 2 đã đi đến một thỏa thuận ngoài tòa. Hồ N.Thắng xem chừng đã chấp nhận việc ông ta không được phép làm việc ở Cơ quan liên bang nữa. Christoph Sander nói: „Vụ án của Tòa án lao động đã có thể kết thúc thông qua việc nhất trí thỏa thuận. Tôi đề nghị các vị thông cảm là Cơ quan liên bang không thể phát biểu chi tiết về thỏa thuận. Nhưng không có gì thay đổi đối với việc ông Hồ N.Thắng không còn là nhân viên của Cơ quan liên bang nữa“. Ví dụ như người ta đã thỏa thuận về việc bảo vệ bí mật dữ liệu.

Nhật báo TAZ của Đức đăng tin ´´ người cộng sản trong cơ quan liên bang ´´

Văn bản buộc nghỉ việc của BAMF đối với ông Hồ Đức Thắng 

Quốc Phong – Thoibao.de 

Đặc ủy Nhân quyền Liên bang Đức Bärbel Kofler lên tiếng về việc kết án Hoàng Đức Bình

Ngày càng có nhiều thanh niên bị kết án vì hoạt động đấu tranh cho đất nước

Vì sao Trịnh Xuân Thanh luôn muốn trở lại Đức?

Việt Nam vẫn không đáp ứng những yêu cầu của phía Đức để hàn gắn mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Lần đầu tiên Trịnh Xuân Thanh nói thẳng trước tòa: “Đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải như một cuộc đấu đá, thanh trừng … Đây không phải cuộc đấu tố mà đây là phiên tòa”

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bị cảnh sát Liên bang Đức liệt vào hạng nguy hiểm như khủng bố?

——-