Hội nghị Trung ương bất thường diễn ra chóng vánh ngày 25/11 không có gì mới. Trung ương cho các ông Nguyễn Văn Thể và Bùi Văn Cường thôi Ủy viên Trung ương Đảng; khai trừ Đảng 3 cựu Bí thư tỉnh, gồm các ông: Phạm Văn Vọng – cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Ngô Đức Vượng – cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ; Nguyễn Doãn Khánh – cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ. Khai trừ khỏi Đảng được xem là mức kỷ luật nặng nhất trong Đảng. Bà ông này có thể sẽ bị truy tố hình sự trong thời gian tới.
Nếu chỉ họp bàn về những vấn đề này, có lẽ, Trung ương không cần phải triệu tập một cuộc họp bất thường. Một nguồn tin nội bộ cho biết, Tô Lâm muốn nhiều hơn thế, muốn đưa một số tay chân thân hữu vào Bộ Chính trị, nhưng đã bị phần còn lại chặn đứng.
Nguồn tin còn tiết lộ, một số uỷ viên Bộ Chính trị còn đòi mang ông Đinh Thế Huynh ra, để khơi lại vụ Mobifone mua AVG.
Bị đụng tới tử huyệt, Tô Lâm đành co vòi và chấp nhận thỏa hiệp, hạ mức đòi hỏi xuống, đổi lại, vụ việc nêu trên được cho qua.
Ngoài ra, yêu cầu về việc tinh gọn bộ máy của Tô Lâm cũng bị phản ứng gay gắt. Xem ra, ý đồ của ông Tô Lâm, dù tốt hay không, đều đang bị chống đối – đây là một tín hiệu không tốt cho Tô Lâm và nhóm Hưng Yên. Sau thời kỳ thắng như chẻ tre, thì giờ đây, Tô Lâm đã gặp phải cản lực thực sự.
Với bản chất mạnh mẽ, quân phiệt, thì chắc chắn, Tô Lâm sẽ không chịu lùi bước. Sự lùi bước trong Hội nghị Trung ương bất thường này, chẳng qua là giải pháp tạm thời, là kế hòa hoãn.
Với ghế Tổng Bí thư đầy quyền lực, cùng với Bộ Công an trong tay, những tưởng Tô Lâm có thể khống chế tất cả. Tuy nhiên, thực tế, dù nắm giữ “hồ sơ đen” của rất nhiều “đồng chí”, nhưng trong đó có những hồ sơ chưa hoàn chỉnh, không đủ để buộc tội. Ví dụ như vụ AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, đặc biệt là vụ bà liên quan đến Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh, thời ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh uỷ, nhưng Tô Lâm vẫn chưa thể nào moi được mối liên hệ của bà Nhàn với ông Chính.
Sự nhượng bộ của Tô Lâm cho thấy, con đường thâu tóm quyền lực của ông không dễ dàng. Ngay cả chính sách mang tính dân túy, như tinh gọn bộ máy nhà nước, cũng bị ngăn cản. Cho nên, ông Tô Lâm vốn bị dân ghét, giờ đây muốn lấy lòng dân cũng khó. Một phần bởi trong Đảng, có rất nhiều thế lực chống lại ông, cả âm thầm lẫn công khai.
Việc đưa một số nhân vật thân cận vào Bộ Chính trị, được Tô Lâm tính toán kỹ. Tuy nhiên, chính vì ông ra tay quá nhanh, nên phần còn lại trong Trung ương Đảng và Bộ Chính trị mới nhận thấy sự nguy hiểm từ ông. Hưng Yên đang có 2 uỷ viên Bộ Chính trị rất quyền lực, nếu tăng thêm, thì chắc chắn, phần còn lại trong Trung ương Đảng càng cảm thấy bất an hơn.
Từ khi Tô Lâm tạo phản và cướp ngôi, thì đây là lần đầu tiên ông phải đối mặt với áp lực yêu cầu điều tra chính mình. Mặc dù bên đòi hỏi không được thỏa mãn, tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy, Tô Lâm đã phải nhượng bộ, dù chỉ là kế hoãn binh.
Trong thời gian tới, ắt hẳn, Tô Lâm phải tìm mọi cách hạn chế sự chống đối đang lan rộng. Đặc biệt là khi phe quân đội gầy dựng được thanh thế, thì họ sẽ trở thành nơi nương tựa cho các nhóm khác chống lại Tô Lâm. Ngược lại, thành phần chống Tô Lâm trong Đảng cũng cần thận trọng, bởi một khi Tô Lâm cảm thấy bất an, thì khi đó, ông càng trở nên nguy hiểm hơn.
Năm 2016, khi Tô Lâm sắp “chết chìm” vì vụ án Mobifone mua AVG, thì bất ngờ, ông Nguyễn Phú Trọng ra tay cứu Tô Lâm ở bàn thua trông thấy. Thời điểm đó, ông Đinh Thế Huynh là phụ tá đắc lực cho Tổng Trọng. Khi ông Trọng còn sống, không ai dám đem ông ra đối chất. Nhưng nay, ông Trọng đã qua đời, các phe phái khác đòi mang ông Đinh Thế Huynh ra đối chất, bởi ông Huynh là người biết rõ vụ này. Ông Huynh tham gia với vai trò thừa lệnh của ông Nguyễn Phú Trọng.
Thoibao.de