Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bất thường ngày 25/11 đã đột ngột kết thúc, không kèn không trống, sau chưa đầy nửa ngày làm việc. Trước đó, đã có các đồn đoán về việc Hội nghị bất thường lần này, sẽ công bố quyết định liên quan đến cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân, nhưng rốt cuộc đã không xảy ra.
Như vậy, cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu vẫn còn cao số. Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn chưa dám động tới Bảy Phúc. Trong lúc có đồn đoán cho rằng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bất thường đã đột ngột kết thúc sau hơn 3 tiếng đồng hồ làm việc. Đây được cho là một minh chứng cho việc thế và lực của Tổng Bí thư Tô Lâm và phe cánh đang suy yếu.
Có ý kiến cho rằng, ông Tô Lâm đang cố gắng tìm mọi cách lôi kéo thêm đồng minh trong Đảng, kể cả các đồng chí vốn là cựu thù với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Theo đó, trường hợp cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có thể là một ví dụ.
Đồn đoán này căn cứ vào sự kiện: cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đều cùng tham nhũng, nhưng kết quả xử lý khác nhau, thậm chí có nhiều dấu hiệu cho thấy sự “bao che” cho ông Thưởng rất rõ ràng.
Cụ thể theo thông báo, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Vương Đình Huệ và ông Võ Văn Thưởng, với lý do, trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo, cả 2 ông đã vi phạm quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Vương Đình Huệ bị xử lý kỷ luật cảnh cáo. Trong khi đó, Bộ Chính trị chưa xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Võ Văn Thưởng, do ông đang điều trị bệnh nên được tạm hoãn.
Tuy nhiên, trên thực tế, không ít các quan chức lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đang khỏe mạnh, và công tác bình thường, nhưng sau khi có vấn đề liên quan đến pháp lý, thì bất ngờ trình hồ sơ bệnh án, cũng như các bằng chứng chứng minh bản thân có bệnh nặng, để xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo đồn đoán, hồi đó, Bộ trưởng Tô Lâm đã đặt vấn đề với ông Võ Văn Thưởng, nếu chủ động rút lui sẽ được chấp nhận “hạ cánh an toàn”. Đồng thời Bộ Công an cũng bắn tín hiệu yêu cầu ông Vương Đình Huệ, nếu chủ động rút lui, sẽ được chấp nhận xử lý tương tự như ông Võ Văn Thưởng.
Nhưng ông Huệ khi đó đã dựa vào sự chống lưng của Tổng Bí thư Trọng, đã bác bỏ tất cả các cáo buộc từ Bộ Công an. Theo đồn đoán, đó là lý do, ông Phạm Thái Hà, bị bắt giữ tại sân bay Nội Bài, sau khi ông này trở về từ Trung Quốc cùng ông Vương Đình Huệ.
Hiện nay có nghi ngờ cho rằng, thông báo của Bộ Chính trị cho biết ông Võ Văn Thưởng đang chữa bệnh là không thuyết phục. Phải chăng đây là sự biện minh cho việc ông Võ Văn Thưởng đã được cho phép “hạ cánh an toàn”?
Tuy nhiên, cũng có nhận định cho rằng, dù sao đi chăng nữa, cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khó có thể hạ cánh an toàn, bất kể đang điều trị bệnh. Chắc chắn, ông Võ Văn Thưởng sẽ phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật của Đảng dưới sự chỉ huy của “nhạc trưởng” Tổng Bí thư Tô Lâm.
Theo đồn đoán, cũng có thể, bộ tham mưu của Tổng Bí thư Tô Lâm đã tính toán rằng, đây là một cách “chia để trị”, đối với các thế lực đang chống đối ông Tô Lâm. Đồng thời, việc này cũng để thể hiện cho công luận thấy rằng, Tổng Bí thư đang chống tham nhũng với xu hướng mạnh mẽ hơn, “không vùng cấm, không ngoại lệ” như đã tuyên bố.
Theo một nguồn tin, cựu Chủ tịch Võ Văn Thưởng bị mắc bệnh ung thư phổi ở giai đoạn cuối. Từ đó xuất phát đồn đoán cho rằng, cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đang đứng trước 2 lựa chọn. Đó là, nhận hình thức kỷ luật ở mức cao, có thể tới mức bị truy tố, hoặc chấp nhận mắc “bệnh lạ” để bảo toàn uy tín, và danh dự cho Đảng và cá nhân ông Võ Văn Thưởng.
Trà My – Thoibao.de