Vì sao Chủ tịch Lương Cường chịu để Tổng Bí thư Tô Lâm giành quyền đi thăm Malaysia?

Từ ngày 21 đến 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm chính thức Malaysia, với mục đích củng cố và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Malaysia.

Đáng chú ý, kể từ ngày 21/10, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chính thức chuyển giao chức vụ Chủ tịch nước cho Đại tướng Lương Cường. Ông Tô Lâm chỉ còn giữ chức vụ người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mặc dù, theo Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại. Chủ tịch nước giữ vai trò quyết định đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế. Đồng thời, cũng là người thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Theo giới quan sát quốc tế, trong chuyến thăm Malaysia, ông Tô Lâm cũng tập trung về các vấn đề liên quan đến chủ đề Biển Đông giữa Việt Nam và Malaysia, cũng như tình hình an ninh trong khu vực. Cụ thể, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Anwar Ibrahim đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề này, nhằm thúc đẩy những xu hướng tích cực ở Biển Đông.

Chủ tịch nước Lương Cường, lâu nay vẫn được đánh giá là một nhân vật lãnh đạo thân Bắc Kinh. Vấn đề đặt ra là, có hay không việc Tổng Bí thư Tô Lâm không dám đặt lòng tin đối với ông Lương Cường, về vấn đề Biển Đông –  một vấn đề nhạy cảm “hàng đầu” và có liên quan đến Trung Quốc?

Dường như đã đoán trước được những nghi vấn kể trên, truyền thông nhà nước đã gián tiếp đưa ra lời giải thích về việc Tổng Bí thư Tô Lâm làm thay việc của Chủ tịch nước. Theo đó, trong hệ thống chính trị Việt Nam, Tổng Bí thư là người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ vai trò lãnh đạo cao nhất trong Đảng, và có ảnh hưởng đến các quyết sách quốc gia.

Trong khi đó, Chủ tịch nước Lương Cường, với vai trò là nguyên thủ quốc gia, thực hiện các chuyến thăm quốc tế nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương.

Gần đây, từ ngày 12 đến 16/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã thăm chính thức một số quốc gia Nam Mỹ và tham dự Tuần lễ  cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru.

Theo giới quan sát, việc Chủ tịch Lương Cường không công du Malaysia có liên quan gì đến vụ việc bê bối “quấy rối tình dục” của cận vệ mà ông Lương Cường muốn tránh mặt hay không? Tuy nhiên, vấn đề này được cho là khả năng là rất nhỏ.

Vẫn theo giới phân tích quốc tế, vấn đề cơ bản vẫn là, việc cho rằng Trung Quốc sử dụng ông Lương Cường để duy trì ảnh hưởng tại Việt Nam, dựa trên một số quan sát về mối quan hệ giữa ông Cường và Bắc Kinh. Ông Lương Cường, từng giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã có nhiều cuộc gặp gỡ và làm việc với các lãnh đạo quân sự Trung Quốc. Mới nhất, vào tháng 10/2024, ông Lương Cường đã tiếp Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa 2 nước.

Trước khi nhậm chức Chủ tịch nước, trong vai trò Thường trực Ban Bí thư, ông Lương Cường đã hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong một chuyến đi đầy “khuất tất”. Điều đó có thể phản ánh sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc sắp xếp nhân sự cấp cao tại Việt Nam.

Ngoài ra, ông Lương Cường cũng từng theo học khóa bồi dưỡng cán bộ cao cấp tại Trung Quốc trong 2 năm, từ tháng 12/2011 đến tháng 11/2013. Điều này cho thấy mối quan hệ sâu sắc giữa ông và Trung Quốc, và làm dấy lên lo ngại về khả năng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với đường lối đối ngoại, và chính trị của Việt Nam.

Chỉ còn 13 tháng nữa, Đại hội Đảng 14 sẽ chính thức diễn ra. Từ nay đến những ngày tháng cuối của nhiệm kỳ Đại hội 13, chính trường Việt Nam sẽ trở nên vô cùng sôi động, với các màn cạnh tranh quyền lực giữa các phe cánh. Nhưng tâm điểm chắc chắn vẫn là cặp “đối thủ” Tô Lâm và Lương Cường.

 

Trà My – Thoibao.de