Mới đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, và tạm tha bổng cho cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Hiện nay, cái tên cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đang là chủ đề được quan tâm. Ông Nguyễn Xuân Phúc đang đối mặt với nguy cơ bị truy tố, có liên quan đến vấn đề tham nhũng và sai phạm, trong thời gian đảm trách các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.
Kể từ tháng 1/2023, sau khi bị buộc từ chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc đã giữ im lặng trước công luận. Tuy nhiên, gần đây, trong lời khai của ông Mai Tiến Dũng – cựu Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cho biết, ông nhận chỉ đạo từ cấp trên – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong việc giải quyết các đơn thư liên quan đến vụ việc của Công ty Sài Gòn Đại Ninh. Việc công khai thông tin này đã dấy lên nhiều đồn đoán, về khả năng ông Phúc có thể bị xử lý pháp lý trong thời gian sắp tới.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân Trần Thị Nguyệt Thu, bị cáo buộc nhận hối lộ hàng trăm triệu USD, từ bà Trương Mỹ Lan – chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đồng thời, con gái của ông Phúc Nguyễn Thị Xuân Trang đã tham gia và hỗ trợ để doanh nghiệp này rửa hàng tỷ USD, từ Việt Nam qua Hồng Kông trong giai đoạn 2021 – 2022. Theo giới thạo tin, các cáo buộc này đang được cơ quan chức năng Việt Nam điều tra, xử lý để sớm đưa ra kết luận.
Cho đến nay, chưa có thông tin chính thức về việc ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị truy tố hay xử lý pháp lý. Và tương lai chính trị của ông Phúc vẫn đang là một ẩn số, trong bối cảnh chính trường Việt Nam hiện nay có nhiều biểu hiện hết sức phức tạp.
Theo giới quan sát quốc tế, số phận của ông Nguyễn Xuân Phúc, hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả việc thâu tóm quyền lực trong Đảng của Tổng Bí thư Tô Lâm. Tại thời điểm hiện tại, khi ông Tô Lâm vẫn chưa nắm được quyền lực tuyệt đối. Kế hoạch thâu tóm các phe nhóm chính trị, như Nghệ An của Phan Đình Trạc, Hà Tĩnh của Trần Cẩm Tú, Quảng Nam của Bảy Phúc…, vẫn chưa thành công.
Trước đây, việc truy tố một cựu thành viên “Tứ trụ” như ông Nguyễn Xuân Phúc là điều chưa từng có tiền lệ. Nhưng mới đây, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật cảnh cáo với cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phải chăng đó là những tín hiệu mở đường của Tổng Bí thư Tô Lâm, để tiếp tục nhắm đến các quan chức cấp cao trong Đảng.
Điều đó cho thấy, số phận chính trị của ông Nguyễn Xuân Phúc càng lung lay, và ngày xộ khám của ông Phúc xem ra cũng gần hơn rất nhiều. Quy trình kỷ luật của Đảng rõ ràng là có thay đổi cơ bản. Việc Kỷ luật đảng, sau khi xét miễn nhiệm, bãi chức các ông Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Xuân Phúc thay đổi khá xa. Nghĩa là sẽ không có vùng cấm hay vùng kín, bất kể người đó là ai, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định.
Đồng thời, việc xử lý ông Phúc được cho là với mục đích “giết gà để dọa khỉ”, để từ đó có thể tạo tiền lệ cho việc, Tổng Bí thư Tô Lâm có thể xem xét trách nhiệm của các lãnh đạo cấp cao khác trong các vụ việc tương tự. Nhưng ông Tô Lâm có thành công được hay không, còn phụ thuộc vào ý chí của Ban Chấp hành Trung ương.
Trong số các cựu lãnh đạo cấp cao đã về hưu, ông Nguyễn Xuân Phúc đang đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý hơn so với những người tiền nhiệm khác. Nguyên nhân được cho là do ông Phúc “thân cô thế cô”, thiếu sự hậu thuẫn của các phe cánh trong nội bộ Đảng. Điều đó sẽ khiến ông Phúc dễ bị nhắm đến trong các cuộc điều tra chống tham nhũng của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Trà My – Thoibao.de