Hiện nay, sự mâu thuẫn của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đã trở thành tâm điểm cuộc chiến quyền lực, trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là cuộc đấu giữa 2 phe theo xu hướng bảo thủ và cải cách trong Đảng.
Ngay từ khi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có những dấu hiệu suy yếu sức khỏe do tuổi tác, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã mượn danh ông Trọng dưới chiêu bài chống tham nhũng “không có vùng cấm”, để thẳng tay trảm không thương tiếc các nhân sự lãnh đạo cao cấp. Đó là các nhân vật được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chọn lựa.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “chia bè, kéo cánh”, và dẫn tới sự phân rã tình đồng chí cũng như sự đoàn kết trong Đảng.
Sau khi sức khỏe của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có những dấu hiệu sa sút nhưng chưa tắt thở, với sức mạnh của phe cánh, và sự mưu mẹo của mình, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân danh Đảng đã tự cho mình quyền nắm vai trò tạm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Đây là việc hoàn toàn trái với quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo quy định của Đảng, khi chức danh Tổng Bí thư bị khuyết, Thường trực Ban Bí thư sẽ tạm thời thay thế, để chủ trì và chỉ đạo các công việc của Ban Chấp hành Trung ương, cho đến khi Hội nghị Trung ương gần nhất bầu ra Tổng Bí thư mới.
Theo đó, Thường trực Ban Bí thư, Đại tướng Lương Cường sẽ là người tạm quyền thay thế chứ không phải là Chủ tịch nước Tô Lâm. Đây là lý do, trong Lễ Quốc tang của Tổng Bí thư Trọng, người ta thấy tồn tại song song hai cơ quan tổ chức tang lễ khác nhau.
Mối bất hòa giữa Lương Cương và Tô Lâm nhanh chóng hình thành và phát triển. Trong khi, Tô Lâm bất chấp tất cả để thâu tóm quyền lực tuyệt đối trong Đảng. Chỉ trong vòng 172 ngày, sau khi ông Trọng qua đời, ngày 3/8, Đại tướng Tô Lâm đã nắm giữ 2 chức vụ hàng đầu trong Đảng, là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước.
Đây là điều đã khiến cho một bộ phận tướng lĩnh phe quân đội, và một số đông lãnh đạo cấp cao trong Đảng nổi giận. Tuy nhiên, Tổng Bí thư Tô Lâm ngay sau đó, vào ngày 21/10 đã phải chấp nhận nhả chiếc ghế Chủ tịch nước cho Đại tướng Lương Cường.
Giới phân tích đã đưa ra so sánh về các điểm mạnh và điểm yếu giữa Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư Tô Lâm, cũng như sức mạnh tổng hợp của mỗi phe, có thể được phân tích như sau:
Chủ Tịch nước Lương Cường là người có bề dày kinh nghiệm trong quân đội. Trước khi được bầu làm Chủ tịch nước, ông Cường đã có chuyến thăm Trung Quốc, điều đó cho thấy, khả năng cao ông Lương Cường được lãnh đạo Bắc Kinh hậu thuẫn. Tuy nhiên, điểm yếu của ông Cường là, kinh nghiệm chính trị trong lĩnh vực quản lý nhà nước chưa sâu rộng. Mà trong sự cố trong chuyến thăm Chile, một cận vệ trong đoàn của ông bị cáo buộc “lạm dụng tình dục” là một bằng chứng rõ nhất, gây ảnh hưởng đến bộ mặt của quốc gia.
Tổng Bí thư Tô Lâm có điểm mạnh về kinh nghiệm chính trị và an ninh. Đại tướng Tô Lâm được đánh giá là chính khách có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của ông Lâm, đó là tham vọng quyền lực. Tổng Bí thư Tô Lâm có tham vọng nhất thể hóa quyền lực, tương tự mô hình chính trị của Trung Quốc.
Đây là điều trái với truyền thống của Đảng Cộng sản Việt Nam, và cũng là điều ban lãnh đạo Trung Nam Hải không bao giờ mong muốn. Hơn nữa, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là có một “hồ sơ lãnh tụ” quá mỏng, nên vẫn phải nhờ cậy vào cựu Thủ tướng Ba Dũng.
Đây được cho là một trong những tử huyệt “chết người”, có thể đẩy ông Tô Lâm vào tình trạng “thân bại, danh liệt”.
Trà My – Thoibao.de