Ba Dũng đang tập cho Nguyễn Thanh Nghị “sinh tồn”, giữa chính trường hiểm ác?

Cái chết của Nguyễn Phú Trọng là niềm vui lớn cho gia đình nhà Ba Dũng. Khi ông Trọng còn sống, Nguyễn Thanh Nghị chỉ dám đặt mục tiêu là “tồn tại”, không bị xử lý. Làm gì cũng phải thận trọng, không dám kinh động đến Văn phòng Trung ương Đảng. Còn Nguyễn Phú Trọng thì Nguyễn Thanh Nghị còn “bị giam” tại ghế Ủy viên Trung ương Đảng.

Cái chết của ông Trọng mang đến sự giải thoát cho cả ông Nguyễn Tấn Dũng. Nay, ông Dũng có thể dựa vào Tô Lâm, để vạch lộ trình cho Nguyễn Thanh Nghị. Gần 3 nhiệm kỳ ngồi ở ghế Ủy viên Trung ương Đảng, đã là quá lâu. Ở tuổi Nguyễn Thanh Nghị hiện nay, Võ Văn Thưởng đã vào Bộ Chính trị. Nguyễn Thanh Nghị cần phải tranh thủ, bởi nếu không vào được ghế Ủy viên Bộ Chính trị, thì chưa thể chen chân vào mâm cỗ dành cho nhóm siêu quyền lực.

Võ đài chính trị hiện nay không phải là nơi dành cho Nguyễn Thanh Nghị. Nếu ở ghế Ủy viên Trung ương Đảng, chỉ cần một đòn đơn giản thì sẽ rụng. Còn nếu được Bộ Chính trị, thì gần như được miễn nhiễm trước luật pháp. Đến nay, chỉ duy nhất Đinh La Thăng là Ủy viên Bộ Chính trị bị khởi tố.

Tô Lâm xây dựng sức mạnh chính trị dựa trên bộ khung gồm những người Hưng Yên, thế nhưng, mô hình này đang gặp khó, vì không đủ người để bố trí vào các vị trí lãnh đạo, như nhóm Nghệ An hay Hà Tĩnh. Muốn đưa người vào Bộ Chính trị thì phải có quy trình, dù có giản lược thì cũng phải đáp ứng được những tiêu chí cơ bản. Ví dụ, ông Lương Tam Quang chưa đáp ứng quy định đã kinh qua Ủy viên Trung ương Đảng tròn 1 nhiệm kỳ trở lên, để được vào Bộ Chính trị, nhưng ít ra, ông cũng đang là Uỷ viên Trung ương Đảng.

Khả năng cao, đến Đại hội 14, nhóm Hưng Yên chỉ có thể đưa thêm 1 người vào Bộ Chính trị, đó là ông Nguyễn Duy Ngọc.

Mô hình “Hưng Yên + miền Nam” là có thể xem là một mô hình mở. Thành viên miền Nam trong nhóm này sẽ được Ba Dũng lựa chọn. Dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, cánh miền Nam thất thế và gần như tan rã. Giờ đây,  “tàn quân” miền Nam rất cần một “đầu mối” để quy tụ quần hùng, tái lập sức mạnh. Người này không ai khác, chính là ông Ba Dũng.

Có vẻ như, Tô Lâm muốn mở rộng nhóm Hưng Yên, nhưng ông là một kẻ đa nghi, luôn sợ “bị làm phản”. Nếu được “đại ca” đứng ra quy tụ quần hùng, bổ sung nhân lực cho nhóm, thì có thể, ông Tô Lâm sẽ giảm bớt nỗi lo.

Trong vai trò quân sư cho Tô Lâm, Ba Dũng có cơ hội tốt để dẫn dắt Nguyễn Thanh Nghị, từng bước tham gia vào tập đoàn quyền lực Hưng Yên, và tái lập phe miền Nam hùng mạnh, như thời Ba Dũng làm Thủ tướng. Nguyễn Thanh Nghị cần sớm trở thành kẻ chơi cờ như Tô Lâm và Phạm Minh Chính, thì lúc đó, ông mới làm chủ được số phận của chính mình.

Muốn tiến thân thì phải vào được Bộ Chính trị, đồng nghĩa phải chấp nhận những trận đấu sinh tử. Nếu Nguyễn Thanh Nghị vào Bộ Chính trị, phe quân đội cũng không thể không đề phòng. Bởi nơi nào có Nghị tham gia, thì nơi đó có quân sư Ba Dũng bày đường chỉ lối.

Trong số các hạt giống đỏ non trẻ, xem ra, Nguyễn Thanh Nghị là may mắn hơn cả, vì có được “tía” Ba Dũng vận động hậu trường. Đáng chú ý là, “đương kim hoàng thượng” từng có mối thâm giao với ông Ba, vì thế, Nguyễn Thanh Nghị đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển sự nghiệp.

Ông Ba Dũng đang chuẩn bị một nền tảng vững chắc, để đưa Nguyễn Thanh Nghị trở thành người điều binh khiển tướng trong tương lai, chứ không phải là “công tử bột” như hiện nay. Bài học từ một “công tử bột” chính trị như Võ Văn Thưởng vẫn còn đó, khi chỉ biết dựa vào người khác, thì chỉ cần một đòn nhẹ là cũng bị đánh cho ngã nhào.

Chính trường đầy hiểm ác, Ba Dũng thì đã 75 tuổi, được xem là “gần đất xa trời”, nếu trong vòng 5 năm tới, Nguyễn Thanh Nghị không trở thành “võ sĩ hạng nặng”, thì rất khó để trụ lại nơi hiểm ác này.

Hãy đợi xem, Ba Dũng trồng người cho gia tộc ông như thế nào?

 

Thái Hà – Thoibao.de