Ảnh hưởng chính trị của cựu Thủ tướng Ba Dũng còn rất lớn đối với chính trường Việt Nam, cùng với bề dày kinh nghiệm gần 8 năm “nằm gai, nếm mật”, để lội nước ngược dòng và cuối cùng đã thành công.
Đây là lý do, trong bối cảnh, Tổng Bí thư Tô Lâm được cho là đã và đang trong tình trạng bế tắc và nguy ngập. Giới quan sát tin tưởng rằng, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Ba Dũng, ông Tô Lâm sẽ hóa giải được tình thế, và dễ dàng vượt qua.
Sự mâu thuẫn của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đã trở thành tâm điểm trong cuộc chiến quyền lực hiện nay, mà nguồn gốc sâu xa được cho là do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – một lãnh đạo được cho là có mối quan hệ rất thân thiết với Trung Quốc.
Việc ông Trọng đã ký kết 27 văn kiện bí mật với phía Trung Quốc, trong các chuyến thăm cấp nhà nước đến Bắc Kinh vào các năm 2015, và 2017 đã cho thấy điều đó. Ngoài ra, ông Trọng thường xuyên thăm Trung Quốc sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, được xem như một hình thức “báo cáo” kết quả với lãnh đạo Bắc Kinh.
Điều đó cho thấy, sự phụ thuộc của chính trị, cũng như mối quan hệ bất bình đẳng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ đó đã tạo ra những lo ngại rằng, Việt Nam có thể ngả quá nhiều về phía Trung Quốc và chịu sự chi phối từ Trung Nam Hải.
Thậm chí, có nhiều bằng chứng cho thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo được ảnh hưởng trong quá trình lựa chọn nhân sự cấp cao của Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc được cho là đã sử dụng ông Lương Cường, để khống chế đối với Việt Nam trong quỹ đạo ảnh hưởng của mình.
Với tham vọng không hề giấu giếm của Trung Nam Hải cho thấy, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 14, sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, tân Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam khả năng cao sẽ là Lương Cường, chứ không phải là Tô Lâm.
Không chỉ bởi vì, Đại tướng Lương Cường từng đóng vai trò Tổng cục trưởng Tổng Cục Chính trị của Quân đội. Đồng thời, ông Lương Cường đã tham gia 2 khóa đào tạo cán bộ lãnh đạo “chủ chốt” tại Trung Quốc. Đây là lý do, Đại tướng Lương Cường liên tiếp được đặc cách là “trường hợp đặc biệt”, trong việc bổ nhiệm vào các vị trí Thường trực Ban Bí thư, cũng như chức vị Chủ tịch nước như đã thấy.
Theo Quy định 214/QĐTW, để lên được chiếc ghế Thường trực Ban Bí thư, cũng như chức vụ Chủ tịch nước, đòi hỏi nhân sự được lựa chọn cần tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên. Ông Cường chưa kinh qua làm lãnh đạo cấp bộ hay tỉnh, thành. Điều đó khiến cho công luận nghi ngờ có sự thao túng từ Trung Nam Hải.
Việc Thường trực Ban Bí thư Lương Cường bất ngờ sang thăm Trung Quốc, theo lời mời của ông Tập Cận Bình, trước khi Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu chuẩn thuận. Giữa lúc Tổng Bí thư Tô Lâm đang thực hiện chuyến công du ngoại quốc hơn 2 tuần. Điều đó đã làm dấy lên những suy đoán về sự can thiệp của Trung Quốc trong việc lựa chọn lãnh đạo Việt Nam cho chức vị Chủ tịch nước.
Đây là lý do, dư luận xã hội đã hết sức lo ngại Chủ tịch nước Lương Cường sẽ đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo của Trung Quốc, như dưới thời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Những điều kể trên cho thấy rằng, sự mâu thuẫn giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cương, là hệ quả của cuộc chiến quyền lực dai dẳng một mất, một còn không có hồi kết, giữa cố Tổng Bí thư Trọng với cựu Thủ tướng Ba Dũng và các hậu duệ.
Đây là cuộc đấu tranh giành quyền lực hết sức phức tạp, với nhiều diễn biến và hệ quả trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời sẽ còn nhiều ẩn số và diễn biến khó lường từ nay đến Đại hội Đảng 14.
Trà My – Thoibao.de