Ngày 3/11 vừa qua, Tổng cục Tình báo Quân đội đã có người đứng đầu mới, là Trung tướng Trần Công Chính. Đây được xem là người mà ông Phan Văn Giang và ông Phạm Minh Chính chọn lựa.
Từ tháng Giêng 2023, ông Phạm Minh Chính đã bổ nhiệm ông Trần Công Chính làm Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục 2, để dự phòng trường hợp ông Phạm Ngọc Hùng bị buộc phải về hưu.
Việc buộc ông Hùng nghỉ hưu, được xem là “thắng lợi” của Tô Lâm, nhưng lại chỉ thắng một nửa. Tức là, chỉ bứng được “người gác đền” cũ đi, chứ chưa thể đưa được người gốc Hưng Yên vào thay thế. Tuy nhiên, cuộc đua còn dài, có thể ông Tô Lâm lại có nhiều biện pháp khác. Ví dụ, mua chuộc tân Tổng Cục trưởng Trần Công Chính, hoặc tạo áp lực với Tướng về hưu Phạm Ngọc Hùng.
Trong 2 giải pháp trên, việc gây áp lực buộc ông Hùng phải nói ra những bí mật, được xem là khả thi hơn. Bởi ông Hùng đã như “đại bàng gãy cánh”, không còn đủ khả năng để tự bảo vệ. Trước một Tô Lâm quyền năng “hô mưa gọi gió”, thì liệu, ông Hùng có thể “cứng đầu” mãi được không?
Giữa tháng 9/2023, ông Nguyễn Chí Vịnh – cựu Tổng cục trưởng Tổng Cục 2, đã trút hơi thở cuối cùng, sau thời gian vật lộn với căn “bệnh lạ”, có triệu chứng giống với căn bệnh của ông Nguyễn Bá Thanh. Nhà cầm quyền cho biết ông Vịnh bị “ung thư”, nhưng nguồn tin nội bộ thì cho thoibao.de biết, ông bị “đầu độc”. Nguyên nhân được cho là bởi ông biết quá nhiều, khiến một số “đồng chí” không an tâm.
Trước cái chết bi thảm của ông Vịnh gần 1 tháng, là cái chết của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Ông Thành chết cũng bí ẩn như ông Vịnh. Tức là, nhà nước thông báo ông chết vì bệnh quá nặng, còn tin nội bộ lại nói là, ông chết do đánh nhau ở cung đình.
Ông Vịnh thuộc diện được chăm sóc y tế suốt đời. Việc kiểm tra sức khoẻ để phát hiện ung thư sớm đối với ông Vịnh, là chuyện trong tầm tay. Ông thuộc hàng tướng, được hưởng chế độ đãi ngộ cao cấp nhất của nhà nước. Vì vậy, việc ông không được phát hiện ung thư sớm, là điều cực kỳ vô lý.
Ở Việt Nam, quyền lực lớn sinh ra tiền nhiều. Ấy vậy mà, những ông quan to vào loại nhất nhì, lại bị phát hiện ung thư ở “giai đoạn cuối”, là nghịch lý cũng chỉ có ở Việt Nam.
Trở lại câu chuyện của ông Phạm Ngọc Hùng, hiện nay, rất có thể, ông Hùng đang nắm giữ những thông tin còn quý báu hơn rất nhiều, so với ông Nguyễn Chí Vịnh. Trong đó có thông tin về việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm người môi giới, buôn bán vũ khí giữa Tổng Cục 2 và Israel. Cho nên, ông Hùng là đầu mối không thể bỏ qua.
Có người lý giải, ông Vịnh từng là Tổng cục trưởng Tổng Cục 2, khi về hưu, ông vẫn được luật bảo vệ. Tức là, công an không thể điều tra quân đội. Cho nên, các phe khác muốn có tin tức, chỉ có thể đe dọa ngầm, hoặc mua chuộc, chứ không thể tung công an đi điều tra, lập hồ sơ đen, như đối với các nhân vật dân sự. Tuy nhiên, ông Vịnh rất “cứng đầu”, và cái giá mà ông phải trả không hề rẻ.
Giờ đây, ông Phạm Ngọc Hùng cũng có uy thế của một tướng quân đội. Dù đã hết quyền lực, nhưng ông Lương Tam Quang vẫn không thể dùng công an để điều tra ông Hùng. Đây là lợi thế rất lớn, khiến ông Hùng không cần sợ ông Lương Tam Quang. Tuy nhiên, vì không còn quyền lực, nên vị thế của ông cũng rất nguy hiểm. E rằng, phe cần moi tin, với tâm lý “ăn không được thì phá cho hôi”. Lúc đó, số phận của ông Hùng chẳng khác ông Vịnh là bao.
Số phận của ông Phạm Ngọc Hùng ra sao, thì chỉ có thể đợi thời gian trả lời. Là một người nhiều năm làm trong ngành tình báo quân đội, có lẽ, ông Hùng có cách để bảo vệ chính mình. Ông Tô Lâm không dễ đe dọa ông Hùng, mà ông Hùng cũng không thể xem nhẹ ông Tô Lâm.
Trò chơi trên bàn cờ chính trị còn nhiều nước, hãy chờ đợi xem, ai sẽ tung nước cờ hiểm tiếp theo?
Hoàng Phúc – Thoibao.de