Ngày 2/11, báo chí nhà nước loan tin, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan.
Có 10 bị can bị truy tố về 3 tội danh. Trong đó: ông Nguyễn Cao Trí – Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị truy tố về tội “Đưa hối lộ”; ông Mai Tiến Dũng – cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Nguyễn Hồng Giang – cựu Cục trưởng Cục II, Thanh tra Chính phủ ; và bà Trần Bích Ngọc – Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ, bị đề nghị truy tố tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Có 6 bị can bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, trong đó có ông Trần Đức Quận – cựu Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng; ông Trần Văn Hiệp – cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Lê Quốc Khanh – cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II), Thanh Tra Chính phủ; ông Hoàng Văn Xuân và ông Nguyễn Nho Định – cựu Thanh tra viên Cục II, Thanh Tra Chính phủ; ông Nguyễn Ngọc Ánh (cựu Thanh tra viên chính, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng)…
Kết luận điều tra được báo chí nhà nước dẫn lại, cho biết, vào ngày 16/1/2021, ông Nguyễn Cao Trí hẹn gặp ông Mai Tiến Dũng ăn sáng, tại Nhà khách 35 Hùng Vương (Hà Nội). Tại cuộc gặp, ông Trí cho biết, đã được ông Trần Văn Minh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, hướng dẫn tiếp tục gửi đơn. Tại thời điểm này, ông Mai Tiến Dũng cũng nhận được ý kiến của cấp trên, yêu cầu quan tâm giúp đỡ ông Trí. Vì vậy, ông Dũng đã bút phê vào đơn của ông Trí, với nội dung “chuyển Vụ I”, và sau đó là “chuyển Vụ I (giải quyết sớm)”.
Đầu năm 2021, ông Mai Tiến Dũng là Bộ trưởng trong Chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc. Như vậy, rõ ràng, ông Mai Tiến Dũng đã khai ra ông Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, trong cáo trạng chỉ sử dụng cụm từ “cấp trên”, để ám chỉ. Đây được cho là trò chơi nửa kín nửa hở của phe Tô Lâm, để dư luận tự biết, ai đã chỉ đạo ông Mai Tiến Dũng làm bậy?
Nguồn tin nội bộ từng tiết lộ cho thoibao.de rằng, ông Phúc nhận hối lộ đến hàng trăm triệu đô la của Trương Mỹ Lan. Đây là khoảng tiền rất lớn, nhờ đó mà Vạn Thịnh Phát được bảo kê, không những ngay tại “căn cứ địa” Sài Gòn, mà trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Đặc biệt, tại Hà Nội, bà Trương Mỹ Lan cũng sở hữu không ít công trình đắc địa. Ngoài ra, hoạt động gom tiền và rửa tiền thông qua Ngân hàng SCB, không thể thực hiện được, nếu không có sự bảo kê ở tầm Chính phủ.
Trước khi ông Tô Lâm lên Tổng Bí thư, nguồn tin nội bộ biết rằng, ông đã lên kế hoạch để tóm Bảy Phúc, thực hiện một vụ án chấn động, nhằm răn đe các cựu “Tứ trụ” đã về hưu. Tuy nhiên, đấy chỉ là phương án nghi binh của ông Tô Lâm, mục đích là bắt Bảy Phúc phải nhả lại một phần đã kiếm được cho phe Tô Lâm. Và thế là, Nguyễn Xuân Phúc “thoát nạn”.
Giờ đây, Tô Lâm cho báo chí bung thông tin, về một “cấp trên” của ông Mai Tiến Dũng, đã chỉ đạo thực hiện dự án Khu Du lịch Sài Gòn Đại Ninh, là một cách để ép ông Phúc.
Có lẽ, Tô Lâm muốn vụ án nào ra vụ án đó. Vụ Vạn Thịnh Phát đã tạm ổn, nhưng vụ Đại Ninh thì ông Phúc vẫn chưa “biết điều”. Ắt hẳn, ông Phúc biết làm gì để được yên thân. Tài sản của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc, người dân không biết là bao nhiêu, nhưng “đồng liêu” của ông, như Tô Lâm, thì không thể không biết rõ.
Cướp trực tiếp của dân thì quá lộ liễu, sẽ bị dân chửi. Nhưng cướp lại của kẻ cướp, thì kín đáo hơn, thậm chí còn được dân khen vì “công chính”. Ở xã hội này, việc cướp lại của kẻ cướp trong thượng tầng chính trị, được cho là cách cướp “cao minh” nhất, kín đáo nhất.
Thái Hà – Thoibao.de