Vì sao chuyến đi Trung Quốc của Tô Tổng sẽ “lành ít dữ nhiều”?

Truyền thông quốc tế đã đồng loạt đưa tin, Tô Tổng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 18 đến 20/8.

Theo nguồn tin quốc tế, trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, ông Tô Lâm sẽ gặp người đồng cấp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh, và 2 ngày tiếp theo, Tô Tổng cùng đoàn sẽ có các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với các thành viên Ban lãnh đạo Trung Quốc.

Đáng chú ý, hãng tin quốc tế cho biết, nhiều quan chức Việt Nam và nước ngoài tiết lộ, ông Tô Lâm có thể sẽ thôi chức Chủ tịch nước, khi Quốc hội họp thường kỳ vào tháng 10/2024.

Theo một số nhận định, có thể, phe thân Trung Quốc trong nội bộ Đảng không ủng hộ việc ông Tô Lâm ngồi ghế Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, theo mô hình nhất thể hóa của Trung Quốc.

Chưa hết, hiện tượng và thái độ khác thường của Trung Quốc trong thời gian gần đây, đối với Tô Tổng, cho thấy, có thể ông không được lòng Bắc Kinh. Cụ thể, mới đây, một máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc, bật tín hiệu theo dõi, đã bay gần bờ biển Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm, Bắc Kinh công khai các hoạt động như vậy.

Vụ việc vừa kể diễn ra vài ngày, sau khi Hà Nội tuyên bố sẽ tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên giữa lực lượng Cảnh sát Biển với Philippines. Trước đó, Việt Nam đã đệ trình yêu sách lên Liên Hiệp Quốc, về vấn đề mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông. Đây là những quyết định được cho là xuất phát từ sự chỉ đạo, và ý chí của ông Tô Lâm.

Trong khi, có luồng dư luận cho rằng, Tô Tổng chịu áp lực của thế trận “nội công, ngoại kích”, giữa các thế lực kình địch, gồm phe Nghệ An và các tướng lĩnh Quân đội, vốn có chủ trương bắt tay và cầu cứu “nước lạ”.

Điều này phù hợp với các thông tin trước đây, cho rằng, ngày 26/5, đoàn lãnh đạo tỉnh Nghệ An do Chủ tịch – Phó Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đức Trung dẫn đầu, bất ngờ “đi chơi” Quảng Châu, chỉ với mục đích viếng Liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Ngay sau đó, tàu Hải cảnh Trung Quốc lập tức xuất hiện, đe dọa chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông.

Trước chuyến thăm của Tô Tổng sang Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara đã đến Hà Nội, để họp bàn với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, liên quan đến việc Nhật Bản sẽ gia tăng hỗ trợ cho Việt Nam, trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Bộ trưởng Minoru loan báo, Chính phủ Nhật tặng cho Việt Nam “món quà nhỏ bé” là 2 xe vận tải quân sự. Đây là hành động ném đá dò đường của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, để chuyển giao những loại vũ khí tinh vi hơn trong tương lai. Đây là điều khiến Bắc kinh cảnh giác, vì một ngày không xa, Nhật Bản có thể chuyển giao vũ khí sát thương cho Hà Nội.

Có ý kiến cho rằng, các thông tin kể trên gây bất lợi cho chuyến đi Bắc Kinh của ông Tô Lâm. Đó là lý do, một số ý kiến cho rằng, chuyến đi Trung Quốc của Tô Tổng sẽ “lành ít dữ nhiều”.

Trên mạng xã hội xuất hiện các ý kiến cho rằng, ông Tô Lâm cần hiểu rõ “Quốc sách tiếp Quốc khách” của Tàu: Đầu tiên tìm cách đánh bả để tạo “bệnh lạ” cho các yếu nhân, sau đó mặc cả với phương châm “theo thì được giải độc, nếu không theo thì cho đi luôn”, mà bài học của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một ví dụ.

Ông Trần Đại Quang sau chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 5/2017, khi trở về đã đột nhiên mắc “bệnh lạ”, sau đó qua đời vào tháng 9/2028. Ông Quang được phát hiện nhiễm “virus hiếm” từ tháng 7/2017, và phải đi Nhật chữa trị tới 6 lần, nhưng không qua khỏi.

Ngày 19/9/2018, 2 ngày trước khi ông Quang qua đời, tại Phủ Chủ tịch, ông Quang đã tiếp Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trung Quốc Chu Cường. Theo đồn đoán, ông Chu Cường được cho là đã mặc cả với ông Quang về yêu cầu nhân nhượng ở Biển Đông, mà Bắc Kinh đã đặt vấn đề trước đó. Nếu đồng ý, ông Quang sẽ nhận được thuốc “giải độc”.

Liên quan đến việc Tô Tổng lần lữa chuyện sang thăm Trung quốc, có ý kiến cho rằng, các lãnh đạo cấp cao, như ông Trần Đại Quang hay Nguyễn Chí Vịnh, vẫn bị Trung Quốc cho mắc “bệnh lạ” như ở chốn không người. Điều đó khiến nhiều người lo ngại về sự an toàn tính mạng của tân Tổng Bí thư Tô Lâm.

 

Trà My – Thoibao.de