Đại học Luật Hà Nội giúp kẻ “lưu manh giả danh trí thức” – ung nhọt thối của nền giáo dục Xã hội Chủ nghĩa!

Trong dân gian có câu “dốt chuyên tu, ngu tại chức”, miêu tả tình trạng dạy và học của hệ đại học chuyên tu và tại chức.

Ở bậc phổ thông, hệ bổ túc được xem là chương trình giáo dục kém chất lượng, dành cho những người có thực lực học tập không đạt, hoặc quá tuổi v.v…

Cũng không phải bất kỳ ai học bổ túc hay chuyên tu, tại chức, đều là người kém cỏi, bởi ở đâu cũng có trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, những trường hợp như thế rất hiếm hoi. Hầu hết số này rơi vào những người tuy có năng lực giỏi, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, không theo đuổi việc học đến nơi đến chốn, và sau đó phải bổ túc, chuyên tu.

Với hệ đại học tại chức, chỉ riêng từ “tại chức” đã bộc lộ chất lượng đào tạo của hệ này. Đây là chương trình đào tạo dành cho những cán bộ được quy hoạch, những ông quan vốn dốt nát, nhưng cần tấm bằng để hợp thức hoá, chuẩn hoá hồ sơ, nhằm củng cố vị thế và gia tăng cơ hội thăng tiến. Nhà nước Cộng sản vẽ ra hệ đào tạo này, để dán nhãn cho những ông quan thừa lưu manh mà thiếu trí tuệ, vì vậy, chương trình đào tạo rất sơ sài, qua loa. Trong chương trình này, các quan chức thường dễ dàng nhờ người điểm danh hộ, thi hộ, mua điểm, v.v… nhiều người không đi học ngày nào mà điểm vẫn cao ngất ngưởng, là như thế.

Ông Vương Tấn Việt, tức Thượng tọa Thích Chân Quang, học phổ thông hệ bổ túc, vốn đã kém chất lượng, cho nên ông không đủ trình độ vào hệ đại học chính quy là điều dễ hiểu. Ông chọn theo học hệ tại chức, điều đó cũng cho thấy, khả năng học tập của ông cũng chỉ phù hợp với hệ này mà thôi.

Chương trình phổ thông là cái gốc, là nền tảng để bước vào bậc đại học. Một khi đã học chương trình phổ thông kém chất lượng, thì xem như, ông Việt có cái gốc rất kém rồi. Ông lại học tiếp hệ tại chức ở bậc đại học – cũng là một hệ đào tạo kém chất lượng. Vậy thì, lấy đâu ra tấm bằng giỏi để ông Việt có thể vào thẳng hệ đào tạo tiến sĩ, không cần qua thạc sĩ?

Với hệ tại chức, muốn có bằng giỏi không khó, vì có thể  dễ dàng mua bằng, và mua điểm. Người giỏi thực sự có thể cũng chọn học tại chức, do hoàn cảnh, phải vừa đi làm vừa đi học, hoặc học văn bằng 2. Nhưng sử dụng bằng này để học lên tiến sĩ, thì chỉ có thể là thành phần háo danh hoặc quan chức hợp thức hoá văn bằng.

Với ông Vương Tấn Việt, từ phổ thông cho đến đại học đều theo học chương trình kém chất lượng. Ông cũng không phải quan chức, không cần bằng cấp để hợp thức hoá cho con đường tiến thân. Vậy nên, việc ông có được bằng đại học loại giỏi để học lên tiến sĩ đã là vấn đề khiến dư luận khó tin, lại thêm, ông cần một tấm bằng tiến sĩ mờ ám để làm gì?

Dư luận cho rằng, ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo, cần vào cuộc để làm rõ trường hợp này. Đặc biệt, đây là dấu hiệu cho thấy, trường Đại học Luật Hà Nội đang có vấn đề. Những văn bản phúc đáp gần đây về bằng cấp của ông Vương Tấn Việt của trường này, có dấu hiệu lươn lẹo, nhằm chạy tội.

Nếu không làm đến nơi đến chốn, thì loại cấp bằng tiến sĩ cấp tốc kiểu này sẽ phá hủy nền giáo dục nước nhà, tàn phá xã hội.

Một người lưu manh, không có kiến thức, nhưng lại có bằng cấp, là điều rất nguy hiểm xã hội.

Với ông Vương Tấn Việt – người chuyên lợi dụng Phật giáo, nhưng lại bóp méo Phật pháp, để hù dọa con nhang đệ tử nhằm trục lợi, thì tấm bằng tiến sĩ là công cụ giúp ông tăng thêm vẻ hào nhoáng bề ngoài, để dễ dàng bịp bợm người nhẹ dạ. Đây chính là một kẻ lưu manh giả danh trí thức đúng nghĩa.

Ai đã giúp cho Vương Tấn Việt giả danh trí thức để lừa thiên hạ? Trong đó, Đại học Luật Hà Nội không thoát phần liên quan.

 

Hoàng Phúc – Thoibao.de