Hung dữ như Trần Đại Quang, nhưng khi đã ngồi vào ghế Chủ tịch nước, thì lại phải “vào lăng” mà nằm. Quyền lực khuynh đảo như Nguyễn Phú Trọng, ngồi vào ghế Chủ tịch nước cũng suýt chết. Thâm sâu khó lường như Nguyễn Xuân Phúc, ngồi vào thì rồi cũng nhào đầu. Hiền lành như Võ Văn Thưởng, luôn tránh né va chạm, không gây thù chuốc oán với ai, nhưng rồi cũng không thoát khỏi “lời nguyền” từ chiếc ghế.
Vậy, câu hỏi đặt ra là: Ai có thể ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch nước?
Hiện nay, ứng cử viên số một cho chiếc ghế này là ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an. Có lẽ, ông Tô Lâm không muốn bản thân ông trở thành một Trần Đại Quang thứ hai. Bởi kẻ thù của ông Tô Lâm không ít hơn kẻ thù của ông Trần Đại Quang. Vì vậy, ông Tô quyết kiểm soát cho được Bộ Công an, sau khi ông rời Bộ này.
Bản thân ông Tô Lâm từng dính vào vụ án Mobifone mua AVG, nhưng chẳng ai dám đụng đến. Trong khi đó, chuyện ông Võ Văn Thưởng dính đến Hậu “Pháo”, đã xảy ra từ cách đây hơn 10 năm, lại bị Tô Lâm xới lại. Sự khác biệt ở chỗ, Tô Lâm nắm trong tay bộ máy điều tra, nên chẳng ai có thể điều tra chính ông, trừ khi, kẻ thù của ông nắm được Bộ Công an.
Trên con đường thăng tiến quyền lực, Tô Lâm đã để lại rất nhiều vết đen. Trong đó, có những vết đen đã bị lộ, nhưng ông đã ém xuống thành công. Vụ Mobifone mua AVG chỉ là phần nổi, còn bao nhiêu vụ tai tiếng khác mà ít ai biết đến. Chẳng hạn, ông Tô Lâm bị cho là có liên quan đến Nguyễn Văn Dương – tên tội phạm từng tổ chức đánh bạc online.
Tin đồn cho biết, Nguyễn Văn Dương từng đưa gia đình Tô Lâm đi châu Âu thăm thú, mua sắm cả tuần lễ. Ngoài ra, Thượng tá Tô Long – con trai ông Tô Lâm, cũng là người bị cho là bảo kê đường dây lừa đảo tiền ảo qua mạng vv… Ở đất nước này, rất nhiều tin đồn chính xác hơn, đáng tin hơn tin tức từ báo chí chính thống. Vụ từ chức của Võ Văn Thưởng mới đây là ví dụ.
Để thực hiện tham vọng quyền lực, Tô Lâm phải vào Tứ trụ, như là một bước đệm trong kế hoạch dài hơi hơn. Nhưng nếu vào tứ trụ mà buông Bộ Công an cho thế lực khác kiểm soát, thì Tô Lâm có được yên thân? Chính ông Tô Lâm đã giương nòng súng, hướng về phía Võ Văn Thưởng mà bóp cò, khiến Thưởng phải rụng. Thì làm sao ông lại không hiểu được sự nguy hiểm khi ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch nước? Và đó là lý do, ông Tô Lâm phải ngã giá cho được vị trí Bộ trưởng Bộ Công an cho đàn em, thì mới dám bước chân lên ghế Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ 2021 – 2026 mới đi được 3/5 quãng đường, mà đã rụng hết 4 uỷ viên Bộ Chính trị – một con số kỷ lục so với các nhiệm kỳ trước.
Ở nhiệm kỳ 2016 – 2021, có Đinh La Thăng bị ngã ngựa và Trần Đại Quang mất mạng. Lúc đó đã được xem là dấu hiệu cho thấy, nội bộ Đảng đang đấu đá nhau khốc liệt. Còn bây giờ, con số 4 uỷ viên Bộ Chính trị của nhiệm kỳ 2021 – 2026, bị “rớt đài” chưa phải là con số cuối cùng. Bởi nhiệm kỳ này còn hơn 1 năm rưỡi nữa, và cuộc chiến ngày nay trắng trợn hơn, khốc liệt hơn xưa. Hơn nữa, có khả năng bà Trương Thị Mai cũng sẽ rút lui trước Đại hội 14, cũng như, có thể ông Nguyễn Phú Trọng không đủ sức để “lết” đến hết nhiệm kỳ.
Khi Tô Lâm quyết liệt tranh ghế Tổng Bí thư, thì chắc chắn sẽ động chạm đến nhóm lợi ích Nghệ An. Nhóm này đang tràn trề hy vọng Vương Đình Huệ lên ngôi, khi đó, ông Huệ sẽ xây dựng thế lực Trung ương dựa trên những người gốc Nghệ An làm nòng cốt. Hiện, trong Trung ương Đảng có 10 người gốc Nghệ An đang xếp hàng chờ để được vào Bộ Chính trị. Nếu ông Huệ lên Tổng Bí thư, thì những người này sẽ được “lên hương” theo. Còn nếu Tô Lâm làm Tổng Bí thư, thì có thể, những người này sẽ khốn đốn.
Nếu Phan Đình Trạc giành được ghế Bộ trưởng Bộ Công an, và đẩy được Tô Lâm lên ghế Chủ tịch nước, thì lúc đó, xem như nhóm Nghệ An đã cho Tô Lâm “lẻ bầy”. Một mình Tô Lâm trên ghế Chủ tịch nước, như cá nằm trên thớt, có thể bị “ra tay” dễ dàng.
Như vậy, nếu Tô Lâm lên ghế Chủ tịch nước mà để vuột mất Bộ Công an, thì Tô Lâm sẽ trở thành tấm bia cho kẻ khác tập bắn.
Thế lực nào muốn lẻ bầy Tô Đại lùa Chủ tịch nước để ra tay?
-Hoàng Phúc-