Việt Nam bị Mỹ từ chối hơn 1.000 đơn hàng liên quan đến nguồn gốc nguyên liệu từ Tân Cương

Link Video: https://youtu.be/N9y45ZYwe-w

Ngày 22/11, RFA Tiếng Việt loan tin “Mỹ từ chối nhập hơn 1.000 lô hàng của Việt Nam liên quan đến lao động cưỡng bức Trung Quốc”.

RFA dẫn tin từ một hãng tin quốc tế cho hay, kể từ khi được áp dụng vào tháng 6/2022, các quy định chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ nhằm giải quyết các vi phạm nhân quyền ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc, đã dẫn đến việc kiểm soát hơn 6.000 chuyến hàng chở hàng hóa, trị giá hơn 2 tỷ USD cho đến tháng 9/2023, tháng gần nhất mà dữ liệu hải quan Hoa Kỳ có sẵn.

RFA dẫn dữ liệu chính thức từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ, công bố hôm 14/11 cho thấy, Việt Nam có 2.070 lô hàng bị kiểm soát chỉ trong năm tài chính 2023, với trị giá gần 550 triệu USD.

Có hơn 1.100 lô hàng trong số đó bị từ chối nhập khẩu (chiếm tỷ lệ 57%), với trị giá hơn 230 triệu đô la, 330 lô hàng chờ được phê duyệt (chiếm 16%) và 554 lô hàng được thông quan.

Theo RFA, trong số lô hàng bị từ chối nhập cảnh, có 50% thuộc về danh mục vật liệu công nghiệp và sản xuất; 30% là mặt hàng điện tử; 19% là quần áo, giày dép và dệt may; 1% còn lại là lô hàng máy công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng.

Đỉnh điểm là vào tháng 9/2022, 126 lô hàng của Việt Nam trị giá hơn 42 triệu USD bị kiểm soát, gần 98% bị từ chối nhập cảnh hoặc bị giữ lại để kiểm tra, gồm hàng điện tử và giày dép và dệt may.

Những số liệu này phù hợp với thực tế là các công ty xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay đói đơn hàng trầm trọng, đến mức, hàng loạt công ty phải đóng cửa, hàng trăm ngàn công nhân bị sa thải. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với ngành dệt may, một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Cũng theo hãng tin quốc tế, hơn 2/3 số hàng hóa bị từ chối hoặc bị giữ lại, đến từ Malaysia hoặc Việt Nam, những nước xuất khẩu lớn các tấm pin mặt trời và chất bán dẫn sang Hoa Kỳ.

Việt Nam cũng là nhà cung cấp hàng đầu về dệt may, da giày và may mặc.

Tân Cương là nơi sản xuất bông và polysilicon lớn, được sử dụng trong các tấm quang điện và chất bán dẫn.

Hình: Bản tin trên RFA

RFA cho hay, không rõ, liệu các công ty có tạm dừng giao hàng vì những vấn đề đau đầu, về việc tuân thủ đạo luật của Mỹ hay không.

RFA cũng cho biết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hôm 16/11 đề nghị Hoa Kỳ xem xét lại việc Việt Nam bị liệt trong nhóm nước mà Washington đã hạn chế xuất khẩu chip, chất bán dẫn.

RFA dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, công bố hồi tháng 10, cho rằng, xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ từ đầu năm gặp khó khăn, do nhu cầu thị trường suy giảm, nên kim ngạch xuất khẩu giảm khoảng 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ đạt 85,2 tỷ USD). Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Điều trớ trêu là Việt Nam vừa nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, với hy vọng việc này sẽ giúp hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ dễ dàng hơn. Thậm chí, ông Võ Văn Thưởng còn kêu gọi Mỹ “không nên cứng nhắc theo quy định”, để công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, dựa vào “quyết sách chính trị”.

Tuy nhiên, đời không như là mơ, và Hoa Kỳ, một quốc gia pháp quyền, vẫn tuân thủ chặt chẽ luật pháp của họ, cho dù vừa mới nâng cấp quan hệ.

RFA cho biết thêm, Washington đã cáo buộc Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, trong khi các nhóm nhân quyền lên án việc sử dụng rộng rãi các trại giam và lao động cưỡng bức. Trung Quốc đã phủ nhận mọi cáo buộc lạm dụng.

Kể từ khi Đạo luật bảo vệ lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ của Hoa Kỳ ban hành, các nhà xuất khẩu phải chứng minh sản phẩm của họ không bao gồm bất kỳ nguyên liệu thô hoặc thành phần nào đến từ Tân Cương.

Hình: Ngành dệt may “đói” đơn hàng

Hoàng Anh

>>> Vụ Vạn Thịnh Phát: 3 lý do vì sao Tô Lâm sẽ không dám làm tới nơi tới chốn?

>>> Lãnh đạo Ngân Hàng Nhà nước nhận hối lộ 5.2 triệu USD, Lê Minh Hưng “nóng đít”, Tổng Trọng không yên?

>>> Nguyễn Thị thanh Nhàn “kéo chân” phe Trọng, nhưng Tổng lại chừa phe ta?

>>> Nguyễn Cao Trí chiếm tiền Trương Mỹ Lan, Trương Mỹ Lan chiếm tiền SCB, SCB chiếm tiền dân!

Người Việt bị bắt ở Úc vì trồng cỏ