Link Video: https://youtu.be/mJ4olKv9iUA
Ngày 26/10, một hãng tin quốc tế có bài bình luận “Khủng hoảng bất động sản của Việt Nam có thể tồi tệ đến mức nào?” Dịch giả Vũ Tuấn đã dịch và đăng tải bài viết này trên báo Tiếng Dân trong ngày 27/10.
Theo đó, một năm khó khăn đối với lĩnh vực bất động sản của Việt Nam, đã chứng kiến các công ty bất động sản không thể trả nợ lãi, trong lúc, khủng hoảng tín dụng do các biện pháp không đúng lúc của Chính phủ gây ra, mặc dù các rủi ro lan tỏa đã bị hạn chế.
Bài viết dẫn một Quỹ đầu tư chủ chốt tại Việt Nam cho biết, mảng bất động sản có thành tích tệ nhất trong tháng trước, trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, với mức giảm gần 16% trong tháng.
Bài viết đề cập đến việc Novaland gặp khó khăn, khi cổ phiếu giảm hơn 80% trong một năm, sau khi công ty trễ hạn thanh toán lãi trái phiếu.
Tương tự, cổ phiếu Vinhomes đã giảm 6,2% vào thứ Sáu (27/10), xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3, sau khi công ty này phát hành trái phiếu chuyển đổi mới để trả nợ vay.
Các công ty chưa niêm yết khác, nhưng không thanh toán được các khoản nợ gần đây, bao gồm Hưng Thịnh Corp và Vạn Thịnh Phát, đều là công ty bất động sản.
Bài viết cho biết, các tòa nhà trống rỗng nằm trơ tại “thị trấn Địa Trung Hải” của Sun Group trên đảo Phú Quốc; trong khi, khung xương của những tòa nhà cao tầng chưa hoàn thiện, đang nằm cạnh những tòa tháp cao sáng đèn ở Hà Nội, là do một công ty khác – Sunshine – xây dựng.
Và áp lực đang gia tăng, với trái phiếu bất động sản trị giá khoảng 6 tỷ USD sẽ đáo hạn mỗi năm, trong năm nay và năm tới, gấp gần ba lần so với năm 2022.
Bài viết dẫn cảnh báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á vào tháng 9, về khả năng ảnh hưởng sang ngành ngân hàng, từ những bất thường trong trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản Việt Nam.
Bên cạnh đó là sự phát triển chậm trong các lĩnh vực tiêu dùng và tác động tiêu cực đến các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến bất động sản, như xây dựng và các sản phẩm xây dựng.
Bài viết dẫn một quỹ đầu tư cho biết, mức độ gắn kết của hệ thống ngân hàng với lĩnh vực bất động sản lên tới khoảng 25% tổng số khoản vay, chủ yếu thông qua các khoản thế chấp. Trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 3% tổng số khoản cho vay của các ngân hàng, trong đó ước tính khoảng 1/3 đến một nửa có liên quan đến tài sản.
Bài viết chỉ ra các ngân hàng gắn kết nhiều nhất với lĩnh vực bất động sản, là Ngân hàng Đông Nam Á (SAB), Ngân hàng Hàng Hải (MB), Ngân hàng Thương mại Á Châu (ACB), Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) và Sacombank. Trong số này, chỉ có VP Bank được xếp vào nhóm ngân hàng cho vay nhiều nhất.
Bài viết dẫn ý kiến của các nhà phân tích, đổ lỗi những rắc rối tồi tệ nhất cho một chiến dịch chống tham nhũng kéo dài, mà chính quyền đã đẩy mạnh vào cuối năm ngoái. Họ coi vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan là bước ngoặt khiến niềm tin sụt giảm.
Trong khi các biện pháp không đúng thời điểm của Chính phủ Việt Nam, nợ cao và tình trạng dư cung của các công ty, là nguyên nhân gây ra những khó khăn cho lĩnh vực bất động sản ở cả hai quốc gia, thì điều kiện ở Việt Nam khác với nước láng giềng.
Bài viết dẫn ý kiến của một chuyên gia cho rằng, triển vọng dài hạn của Việt Nam là tích cực hơn, khi dân số trẻ hơn và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng sẽ khiến nhu cầu về bất động sản ở mức cao.
Việt Nam có tình trạng dư cung và đầu cơ bất động sản ít nghiêm trọng hơn khi so với Trung Quốc, trong khi đóng góp của bất động sản cho nền kinh tế Việt Nam cũng nhỏ hơn, vị chuyên gia này cho hay.
Hoàng Anh
>>> Sự ra đi của cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Trung Quốc?
>>> “Thực chiêu” và “hư chiêu” của phiếu tín nhiệm
>>> Chủ nghĩa bài Do Thái tại các nước cộng hòa thuộc Nga
>>> Công nhân chỉ là những “anh Dậu”, “chị Dậu” mặc áo cổ xanh
Việt Nam cần giải quyết vấn đề nội tại, thay vì đi theo mô hình đang sụp đổ của Trung Quốc