Link Video: https://youtu.be/eTiaVerh4T0
Lại nói đến Cục Phó B05 Bộ Công an Đỗ Mạnh Sơn, ông này biết là người hết thời và cũng là bất tài. Ông là người cần phải bị “thải loại” ra khỏi Bộ Công an vì 2 lý do. Lý do thứ nhất là ông đã quá tuổi theo luật lao động, thứ nhì là ông không có uy tín trong ngành. Về công tác chuyên môn và trách nhiệm, đối với vai trò Cục phó B05, ông không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, ông Sơn lại là người có ích đối với Tô Lâm trong vấn đề đấu đá nội bộ, nên được Tô Lâm giữ lại.
Việc Tô Lâm ưu ái cho ông Đỗ Mạnh Sơn giữ nguyên chức vụ, sau khi đã qua tuổi nghỉ hưu, đang làm cho cán bộ trong cơ quan dị nghị. Họ không nói ra, nhưng rõ ràng họ không phục. Và đó cũng là một loại áp lực khiến cho Đỗ Mạnh Sơn cần phải lấy lòng Tô Lâm, để được sếp giữ lại lâu hơn nữa.
Theo như nhận xét của một người bên trong nội bộ ngành công an, ông Tô Lâm chỉ ký cho ông Sơn ở lại ghế đến hết tháng 6/2024, rồi tính tiếp. Nghĩa là, ông Tô Lâm cũng đang tìm người, để thay thế người lính già vốn đã hết hạn sử dụng.
Ngày 9/10 vừa qua, chính quyền Cộng sản Việt Nam bẽ mặt, vì báo chí thế giới đồng loạt đưa tin, chính quyền này đã cố gắng cài phần mềm gián điệp vào điện thoại của các quan chức Hoa Kỳ và giới truyền thông Mỹ, trong lúc họ đang cùng chính quyền Biden đàm phán để nâng cấp quan hệ song phương. Thông tin này từ một báo cáo mới của tổ chức Ân xá Quốc tế, được tờ Washington Post, đài CNN và các hãng truyền thông khác của Mỹ loan tin.
Phía nước ngoài cho biết, các tin tặc liên kết với Việt Nam, đã cố gắng sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội X (trước đây gọi là Twitter) và Facebook, để cài phần mềm gián điệp vào điện thoại của hàng chục mục tiêu cấp cao, bao gồm các nhà lập pháp Hoa Kỳ, các quan chức Liên Hiệp Quốc và các nhà báo CNN. Báo cáo điều tra nói: “các đặc vụ của chính quyền Việt Nam hoặc những người đại diện cho họ, có thể đứng đằng sau chiến dịch phần mềm gián điệp”.
Có thể nói, dùng phần mềm gián điệp được bán rộng rãi trên thế giới, để theo dõi các quan chức của những cường quốc về công nghệ thông tin, là cách làm của một kẻ non cơ. Ít nhất, muốn theo dõi ở nước ngoài, thì cần phải tự phát triển phần mềm gián điệp riêng, chứ mua những sản phẩm phổ thông như thế thì phía bị theo dõi ắt đã có “thuốc trị”.
Vì thế, đã không theo dõi được ai mà Đảng Cộng sản còn bị một phen bẽ mặt. Người chịu trách nhiệm cho những sai lầm ngớ ngẩn thế này là ông Tô Lâm, chứ không ai khác. Liệu rằng, ông Nguyễn Phú Trọng có hỏi tội ông Tô Lâm không?
Theo thông tin từ nội bộ cho chúng tôi biết, chính Đỗ Mạnh Sơn – cánh tay phải của Tô Lâm – đã bí mật lệnh cho cấp dưới là Đại tá Hà Ngọc Ninh, Trưởng phòng Tấn công mạng, thực hiện cuộc tấn công vào các chính khách Mỹ, châu Âu, thông qua mạng xã hội X, như báo chí đã đưa tin.
Được biết, Hà Ngọc Ninh là đàn em thân tín của Đỗ Mạnh Sơn, mới được bổ nhiệm làm Trưởng phòng cách đây không lâu. Ông Ninh được bổ nhiệm sau khi ông Sơn đuổi người Trưởng phòng tiền nhiệm đi nơi khác, vì hay tranh cãi với ông Sơn. So với người tiền nhiệm, ông Ninh không hiểu gì về tấn công mạng, không biết gì về kỹ thuật, nên làm bừa đến mức “ngây ngô” như vậy.
Có người nhận xét rằng “ngu dốt cộng nhiệt tình thành phá hoại”, thì trong trường hợp này ứng với Đỗ Mạnh Sơn là không sai tí nào. Chỉ vì ông này muốn lấy điểm trước mặt Tô Lâm, mà đạo diễn một dự án theo dõi chính khách Âu – Mỹ, với cách thức không thể xấu hổ hơn.
May mà phía Mỹ không thèm chấp, nếu không, rất có thể, quan hệ Việt Nam với Mỹ sẽ không còn suôn sẻ. Muốn giúp cho Tô Lâm có tiếng thơm, nhưng cuối cùng lại mang về sự ê chề cho Đảng.
Không biết, Tô Lâm giữ lại Đỗ Mạnh Sơn để làm gì?
Ý Nhi
>>> Sự mất phương hướng nguy hiểm trong hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản?
>>> Không thể tin: Vì sao lãnh đạo Việt Nam lại mong muốn được lương thiện?
>>> Cái gai nào Thủ tướng Chính cài vào ghế Tô Lâm? ông Tô quyết cho lính già nhổ “tróc gốc”(bài 2)
>>> Đồng môn “tương tàn”. Để ghìm tay Thủ tướng, Tô Lâm ra quyết định đạp lên luật lao động (bài 1)
Vì sao Bộ Công an khởi tố vụ án “đất hiếm” vào thời điểm hiện nay?