Chế độ Cộng sản được xem là chế độ Công an trị, bởi chính Công an được Đảng giao nhiệm vụ làm lá chắn bảo vệ chế độ, chứ không phải bảo vệ sự bình an cho nhân dân. Bảo vệ nhân dân chỉ là danh nghĩa. Danh từ “nhân dân” được gắn sau cụm từ “Công an” cũng chỉ là để mị dân. Đúng ra, họ nên dùng cụm tù “Công an Đảng” thay vì dùng cụm từ “Công an Nhân dân”.
Cơ quan chấp pháp mà vì dân, thì sẽ thượng tôn pháp luật, còn vì Đảng, thì chắc chắn sẵn sàng đạp trên pháp luật. Tô Lâm nắm bộ máy công an khổng lồ với ngân sách lên đến gần 100 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Cơ quan này ngày đêm tìm kiếm những tiếng nói phê phán và ra tay bắt bớ. Dù rằng, tiếng nói phê phán chỉ để cho chính quyền thay đổi tốt hơn, nhưng với quan niệm “thà bắt lầm hơn bỏ sót”, Công an Việt Nam bắt hết những ai phê phán chế độ, dù chỉ là lời phê phán nhẹ nhàng.
Chính sách Công an trị của Việt Nam và của Trung Quốc là tương tự nhau. Tuy nhiên, về mức độ tàn khốc thì Công an Trung Quốc thường đi trước, và Việt Nam là nước học hỏi. Mỗi khi Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam gặp và làm việc với phía Trung Quốc, thì thường là họ trao đổi với nhau về biện pháp trị dân là chính, chứ không chỉ là hợp tác dẫn độ tội phạm như giữa Việt Nam với các quốc gia khác.
Sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam lại cử ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam – sang thăm và làm việc cùng với Bộ Công an Trung Quốc. Việc ông Tô Lâm đến Trung Quốc, được cho là để chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kết nối chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xem Mỹ là nơi hậu thuẫn lớn để có thể tạo nên làn sóng dân chủ trong nước, khiến họ luôn đề phòng Mỹ. Việc cử ông Tô Lâm sang Trung Quốc là “một công đôi việc”, vừa gửi thông điệp “không ăn ở 2 lòng” với Tập, vừa học hỏi phương pháp đè bẹp làn sóng dân chủ có thể trỗi dậy, khi Việt Nam xích lại gần Mỹ.
Có thể ví công an như là cái còng dùng để còng tay nhân dân, thì Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông là bộ máy bịt miệng dân. Nguy hiểm nhất là, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông – vốn là tướng quân đội. Ngoài ra, ông Nguyễn Phú Trọng còn cho quân đội hóa Ban Tuyên giáo Trung ương, với việc đưa ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa về làm Trưởng ban.
Ngày 23/9, Hội nghị Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông các nước ASEAN lần thức 16 (tức AMRI 16), diễn ra tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam – đã gặp ông Sun Yeli, Chủ nhiệm Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc.
Tại Hội nghị này, còn có Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tham gia đối thoại. Hầu hết các nước tham gia Hội nghị này đều khác thể chế chính trị Việt Nam, chỉ riêng Trung Quốc là tương đồng. Việt Nam sẽ học hỏi nhiều từ Trung Quốc chứ không phải từ Nhật Bản và Hàn Quốc, bởi Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia có tự do báo chí. Cho nên, Việt Nam chẳng trao đổi gì nhiều với các nước kia, quan trọng là trao đổi với Trung Quốc. Chính sách truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam là giống nhau. Đều tìm cách bịt miệng chính dân của mình.
Sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Nguyễn Phú Trọng lại tăng gọng kìm để kẹp vào cổ dân. Đó là gọng kìm công an và gọng kìm tuyên giáo. Hai gọng kìm này được sự tiếp sức của Bắc Kinh, thì có thể nói, người dân Việt Nam ngày một khốn khổ hơn. Đặc biệt là ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, ông này không những kiểm soát chặt chẽ nội dung báo, chí mà ông còn ép các mạng xã hội nước ngoài bức tử người dùng, nếu dám phê phán chế độ.
Việc bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên – chuyên gia năng lượng xanh ngay sau khi Tổng Thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam là một thông điệp rõ ràng mà ông Tổng thông qua bàn tay của Tô Lâm muốn nhắn nhủ đến 100 triệu dân Việt, rằng, càng xích lại gần Mỹ thì Đảng Cộng Sản càng cho thít cổ dân bất chấp đấy là chuyên gia rất có ích giúp cho kinh tế Việt Nam chuyển đổi xanh. Và sắp tới đây, những hoạt động ngôn luận trên mạng xã hội sẽ bị bức hại nặng nề hơn nữa.
Ý Nhi – Thoibao.de