Link Video: https://youtu.be/Xf9nnAIMqLQ
Ngày 22/9, RFI Tiếng Việt có bài bình luận “Quân đội Nga nghĩ gì về chiến tranh Ukraine?”
RFI dẫn những điểm chính trong nghiên cứu được chuyên gia về chiến lược của Nga, Dimitri Minic, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp IFRI cho công bố ngày 22/9. Theo đó, sau 19 tháng chiến tranh Ukraine, quân đội Nga đã xác định được ít nhất 4 nhược điểm của mình trên chiến trường, và một số bất cập trong học thuyết quân sự. Cái may đối với Nga là, quân đội nước này có khả năng “thích ứng khá nhanh”.
Theo RFI, Chiến dịch quân sự đặc biệt mà Tổng thống Putin khởi động đã bị chỉ trích rất nhiều. Tuy nhiên, Moscow cho rằng, Chiến dịch này là một hậu quả từ sự chống đối triệt để của phương Tây nhắm vào nước Nga .
RFI dẫn nghiên cứu của tác giả Dimitri Minic, cho rằng, có các bài học đối với Nga như sau:
Bài học đầu tiên là sự “thiếu chuẩn bị từ ở “thượng nguồn”. Quyết định đã được đưa ra mà không tuân thủ một nguyên tắc từng được ghi rõ trong học thuyết quân sự của Nga từ 2014. Nguyên tắc đó là “Huy động và triển khai quân đến những vùng biên giới bị đe dọa”. Ngoài ra còn có nguyên tắc “áp dụng luôn cả những biện pháp phi quân sự một cách hiệu quả”.
Tác giả cho biết, các biện pháp “phi quân sự” đó, gồm nhiều lĩnh vực : tâm lý, kinh tế, một sự cân bằng nào đó về mặt chính trị và ngoại giao. Quân đội Nga cũng đã có những thiếu sót trong việc thu thập thông tin tình báo, hay “thiếu hiểu biết và kém cỏi trong khả năng cập nhật tình hình… xác định những đối tượng và hoạt động nguy hiểm” đối với các quân nhân Nga. Tất cả những sơ xuất ban đầu đó đã dẫn tới những tác động tai hại, như là “lãng phí các nguồn lực cần thiết để vô hiệu hóa các mối đe dọa” nhắm vào quân nhân Nga.
Bài học thứ nhì là bốn điểm khiến giới tướng lĩnh Nga lo lắng : 1- “lãng phí”, 2- “khả năng nghèo nàn về người và của cần thiết cho cỗ máy chiến tranh”, 3- “khó khăn trong việc huy động các nguồn lực”, và 4- “một phần lớn quân Nga không được đào tạo để sử dụng những trang thiết bị đời mới”.
Ngoài ra trên trận địa, phía Nga vấp phải hai khó khăn khác, đó là là sự kém cỏi về các phương tiện tình báo, hay chỉ đơn giản như việc có được bản đồ “chính xác” và “được cập nhật”, để tiến hành các đợt tấn công. Điểm yếu thứ hai liên quan đến “đội hình” của Nga: Chỉ huy Nga chủ trương lấy số đông để áp đảo đối phương. Các đoàn quân hùng hậu của Nga tiến vào lãnh thổ Ukraine, đã chóng nhận thấy rằng, họ là một ông khổng lồ di chuyển chậm chạp và dễ trở thành những con mồi cho đối phương.
Tác giả Dimitri Minic ghi nhận, Nga có một điểm mạnh, đó là “khả năng thích ứng với tình huống khá nhanh”.
Chỉ sau vài tuần đối mặt với thực tế trên trận địa, giới chỉ huy Nga đã “xé lẻ” những đoàn quân hùng hậu thành những binh đoàn nhỏ hơn, dễ di động hơn. Phía Nga cũng không còn xem thường khả năng chiến đấu hay khinh thường những “phương tiện nghèo nàn” của đối phương.
RFI cho biết, về công nghệ chế tạo vũ khí hiện đại, Nga đã sớm nhận thấy không đủ sức đối chọi với vũ khí đời mới mà phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Drone của Ukraina “là một trong những lý do chính dẫn đến thất bại của các đoàn quân hùng hậu Nga tiến vào Kiev, một tuần lễ sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt”. Drone của Ukraine đã “giữ chân” xe tăng, thiết giáp và quân Nga, trước khi trở thành vũ khí tấn công vào các trung tâm hậu cần của đối phương.
RFI cho hay, trong phần kết luận nhà nghiên cứu Dimitri Minic, đưa ra nhận xét : Quân đội Nga có cái nhìn “phê phán” về chiến tranh do chính họ đang tiến hành, và nhiều người “bi quan” về những bước sắp tới trong cuộc chiến tại Ukraine.
Tác giả ngạc nhiên khi thấy quân đội Nga tương đối dễ dàng nhìn nhận những “yếu kém và giới hạn” của mình so với lực lượng của Ukraine.
Bất ngờ, tác giả Minic ghi nhận, “trong hàng ngũ quân đội, có một không gian tự do tương đối”, để nói lên sự thật về những điểm bất cập trong chiến lược phòng thủ, trong học thuyết quân sự, hay về tiềm lực thực sự của Nga.
Ý Nhi
>>> Trung Quốc có thể khó chịu vì Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ
>>> Hỗn loạn và khó đoán định là văn hóa làm việc của VinFast
>>> Thứ mà Bộ Văn hóa thiếu nhất chính là văn hóa
>>> Chuyện nực cười về một “nhà nghiên cứu”
Công và tội của bà Nguyễn Phương Hằng