Link Video: https://youtu.be/5dcpDB2VNMA
Ngày 21/9, RFA Tiếng Việt có bài bình luận “Công lý được phép sai sót đến 1,5% là không chấp nhận được!”
Theo đó, người đứng đầu ngành Tòa án Việt Nam – Chánh án Nguyễn Hòa Bình – vào trung tuần tháng 9/2023 nói rằng, Nghị quyết của Quốc hội cho phép 1,5% của 600.000 vụ án, tức là khoảng 9.000 vụ án, được phép sai do lỗi chủ quan. Ông này đưa ra biện minh rằng, vì nếu cứ sai là bị kỷ luật hết thì không lấy đâu ra người làm việc!
Câu nói của ông Bình gây bất bình trên mạng xã hội khi nhiều người lập luận rằng: Những người cầm cân nảy mực mà được phép sai sót thì người dân biết đòi công lý ở đâu?
RFA dẫn lời cựu Trung tá Quân đội Vũ Minh Trí nhận định:
“Về mặt lý luận hay về mặt nguyên tắc thì phát biểu như vậy là hoàn toàn sai. Bởi đã xử án thì phải bảo đảm đến mức tuyệt đối chính xác, không có oan sai.”
“Tôi thấy điều này hoàn toàn sai trái. Với những người ở những nước dân chủ tự do và có tam quyền phân lập thì họ sẽ không bao giờ chấp nhận. Cái phát biểu như vậy và con số đó, nó phản ánh đúng một thực tế ở Việt Nam. Tức là, án oan sai do lỗi chủ quan nó vượt quá con số 1,5%. Sai bao nhiêu thì mình chưa biết, nhưng có rất nhiều vụ án tử hình đang kêu oan, nổi cộm như Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng… Chính vì vậy, để giảm sự oan sai thì người ta bắt buộc phải đặt ra định mức để kéo nó xuống.”
RFA dẫn lời Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng, nếu cho tỷ lệ sai sót chỉ là 0,01% thì cũng phải nghĩ đến sinh mạng của người bị oan sai và thân nhân của họ nữa, huống chi tỷ lệ đến 1,5%.
“Thẩm phán và tòa án phải hoàn toàn độc lập với viện kiểm sát, là bên công tố và bên điều tra. Thẩm phán phải độc lập và có năng lực để ra quyết định riêng của mình. Nhưng tất cả do con người thực hiện nên cũng có thể có sai sót, nhưng nếu lấy tiêu chí là thẩm phán phải độc lập với các bên khác thì điều đó đã hạn chế sai sót.”
“Giả sử tòa án có sai, số lượng sai không biết là bao nhiêu, nhưng để cho phép ở mức 1,5% thì không thể chấp nhận được. Quá nhiều.”
“Tuy nhiên, với sự hội nhập của Việt Nam với thế giới và sự lớn mạnh của xã hội dân sự, vai trò của luật sư sẽ được nâng cao. Các luật sư nên được mới với tư cách các chuyên gia hoàn toàn độc lập, cùng với những thẩm phán được chọn, vào một ủy ban để xét lại những vụ án oan sai của người dân.”
RFA cho biết thêm, án oan, sai gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bị oan rất lâu dài. Nếu là án tử hình thì không gì có thể bù đắp được.
Trong các vụ án mà bị cáo kêu oan nhưng vẫn nhận tội, vì không chịu nổi bức cung, nhục hình. Hơn nữa, các cơ quan tố tụng không đảm bảo được nguyên tắc suy đoán vô tội cho bị can, bị cáo, dù tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội đã được hiến định tại khoản 1, điều 31 Hiến pháp 2013.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với RFA quan điểm của ông là:
“Tiết lộ của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình rằng, “bây giờ cứ sai là bị kỷ luật hết thì lấy đâu ra người làm việc”, đã cho thấy một bức tranh quá u ám về nền tư pháp Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Trước nay, tuy công chúng đã hoàn toàn mất lòng tin vào hệ thống tư pháp, thế nhưng, sự tiết lộ mang tính cách công khai, chính thức của người đứng đầu ngành tư pháp vẫn khiến công chúng choáng váng. Hậu quả sẽ rất tai hại. Vì lẽ, từ nay trở đi, mọi phán quyết của tòa án trong bất kỳ vụ án nào cũng sẽ đều bị công chúng nghi ngờ về khả năng nằm trong 9000 vụ án oan sai (!?).”
Luật sư Mạnh cho biết, tất cả đã khiến ông hoàn toàn bi quan về mọi hoạt động của ngành tư pháp hiện nay, đến mức ông nghĩ, “xóa bài làm lại” là giải pháp duy nhất cho ngành tư pháp nói riêng và tất cả các ngành khác trong hệ thống công quyền nói chung.
Minh Vũ
>>>Muốn gặp Mỹ phải “lụy” Tàu. Tổng đạp đầu dân, cúi đầu trước “bạn vàng”?
>>>Đại án Việt Á: Chạy tội cho quan tham, Trung tướng Tô Ân Xô “vụng chèo khéo chống”?
>>>Những căn bệnh nguy hiểm của quan chức Cộng sản
>>>“Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!”
Chính quyền áp dụng sai điều luật khi xét xử bà Nguyễn Phương Hằng