Link Youtube: https://youtu.be/AocFLXn0W1I
Theo thông tin mới nhất từ RFA ngày 5/9 cho hay, một loạt tổ chức xã hội dân sự độc lập và nhiều nhân sĩ, trí thức, thành viên cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã công bố một bản tuyên bố với tựa đề “Đã đến lúc công dân thực hiện Điều 25 Hiến pháp”.
RFA nói tuyên bố này có chữ ký của hàng chục nhân sĩ trí thức và các tổ chức xã hội dân sự độc lập, như Lập Quyền Dân đại diện bởi ông Nguyễn Khắc Mai, từ Hà Nội, Diễn đàn Xã Hội Dân Sự đại diện bởi Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, Bauxite Việt Nam, đại diện bởi GS. Nguyễn Huệ Chi, Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam, Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh đại diện bởi GS. Nguyễn Đình Cống, Câu lạc bộ Phan Tây Hồ đại diện bởi Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng đại diện bởi ông Võ Văn Thôn…,
Bản tuyên bố đề cập đến điều 25 Hiến Pháp rằng:
“Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định rằng: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Theo điều này, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền hiến định. Vì đã là hiến định thì người dân được quyền được thực thi các quyền hiến định đó mà không phải xin phép bất cứ ai”
‘Lời kêu gọi nhắm vào toàn thể công dân’
Cuối cùng bản tuyên bố đưa ra lời kêu gọi được cho là nhắm vào không chỉ chính quyền Việt Nam mà còn vào toàn thể công dân của đất nước này:
“Mọi công dân hãy tích cực thực thi các quyền được ghi trong điều 25 Hiến pháp 2013 và đòi nhà cầm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực thi các quyền hiến định đó; đồng thời cần ra các luật trừng trị nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức cản trở công dân thực hiện những quyền này”
Hôm 07/9/2023, từ Sài Gòn, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, trên quan điểm riêng, giải thích với Đài Á Châu Tự Do vì sao ông quyết định ký tên vào bản Tuyên bố này:
“Tôi tham gia ký bởi vì thực ra những vấn đề mà yêu cầu phải thực thi Điều 25 của Hiến Pháp, trong tất cả những anh em trí thức, văn nghệ sỹ cũng như làm báo chí, từ lâu chúng tôi đã thấy vấn đề này bức thiết rồi, cũng thấy rằng rất nhiều lần chính phủ cũng như Quốc hội đã bàn đi bàn lại, nhưng vì những lý do gì đó mà nó cứ trì hoãn mãi.
Một cách rõ ràng nhất là những vụ đại án tham nhũng khủng khiếp, như vừa xảy ra mà chỉ chứng tỏ một cách rõ rệt là những biện pháp mà nhà nước một mình đứng ra để giải quyết những việc đó là không xong. Bắt buộc phải có những tác động của xã hội dân sự hay là của người dân để kiểm soát quyền lực.”
Còn từ Hà Nội, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A, người đại diện tổ chức Diễn đàn Xã Hội Dân Sự ký tên vào bản Tuyên bố nói với RFA rằng:
“Chúng tôi, những người Việt Nam rất coi trọng sự ủng hộ, sự giúp đỡ của những người nước ngoài và chúng tôi đánh giá cao những sự ủng hộ, giúp đỡ ấy. Nhưng chúng tôi cũng phải nói lại một cách rất rõ ràng rằng, chuyện ấy là chuyện của người dân Việt Nam. Sở dĩ mà tiêu đề của Tuyên bố này là nói với nhân dân Việt Nam là chính, chứ không phải là nói với chính quyền Việt Nam và càng không phải để nói với các chính phủ nước ngoài.
Người dân phải hiểu quyền của mình, và phải thực thi quyền của mình, ở mọi lúc, mọi nơi, và càng đông càng tốt. Tôi chỉ nói thí dụ là người ta đưa ra rất nhiều điều trong Luật hình sự mà thực sự là vi hiến, để trấn áp những người đòi những quyền như vậy, nếu hàng triệu người, hàng chục triệu người đều rất quyết tâm thực hiện những quyền ấy, thì tôi nghĩ rằng chẳng có một lực nào mà có thể ngăn cản được cả, đấy mới là điểm chính”
Minh Vũ – Thoibao.de
>>>Về Quảng Ninh gặp ngay “xương voi”, Đinh Văn Nơi nuốt mãi không trôi!
>>>Nhiều người Việt ủng hộ nâng cấp mối quan hệ Việt – Mỹ
>>>Anh Trần Huỳnh Duy Thức và các tù nhân lương tâm bị đe dọa tính mạng tại trại giam số 6
>>>Lộ bí mật các dữ liệu thông tin của công dân: Lỗ hổng ở đâu, Cục An ninh mạng cần trả lời?
Nguyễn Chí Vịnh mắc bệnh “lạ” sức khỏe suy sụp do bàn tay Trung Quốc: Sự thật hay tin đồn?