Link Youtube: https://youtu.be/6sXbcf0HpyU
Ngày 24/8, báo Tiếng Dân có bài bình luận, “Bộ test kit Việt Á được cấp số lưu hành sai luật hình thức, nhưng lại đúng về nội dung?”, của tác giả Mai Bá Kiếm.
Tác giả dẫn kết luận điều tra cho biết, đề tài nghiên cứu test xét nghiệm COVID-19 do Học viện Quân y đề xuất, Bộ Khoa học Công nghệ giao Học viện Quân y thực hiện, không đề xuất giao Công ty Việt Á phối hợp thực hiện. Nhưng, Trịnh Thanh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, thuộc Bộ Khoa học Công nghệ – đã thầy dùi cho Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh ký Quyết định, giao cho Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á nghiên cứu test kit.
Theo tác giả, Trịnh Thanh Hùng nhận hối lộ của Phan Quốc Việt tổng cộng 350.000 USD, là người có vai trò quyết định giúp Công ty Việt Á nghiên cứu, sử dụng kết quả nghiên cứu đề tài, lập hồ sơ đăng ký, và được Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (nhận hối lộ của Phan Quốc Việt 2,25 tiệu USD) chỉ đạo cấp số đăng ký lưu hành, sản xuất tiêu thụ test xét nghiệm, họp báo thông báo xạo là WHO đã phê duyệt test kit Việt Á.
Tác giả cho biết, kết luận điều tra đã dùng cụm từ “Trịnh Thanh Hùng có vai trò quan trọng giúp Công ty Việt Á CHIẾM ĐOẠT công trình nghiên cứu của nhà nước (bằng vốn ngân sách cấp 18,89 tỷ đồng)”. Nghĩa là, theo luật hình thức, Việt Á không là chủ sở hữu công trình nghiên cứu này, do chiếm đoạt trái phép mà có!
Tác giả đặt vấn đề: Test kit Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành, tuy sai về luật hình thức, nhưng lại đúng về nội dung, tức là chất lượng?
Vẫn theo tác giả, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đã từng ra quyết định trưng cầu giám định thành phần hóa học, cấu trúc, trình tự các mồi, mẫu dò, tính năng, công dụng, hiệu quả (đối với mẫu test xét nghiệm khi thực nghiệm điều tra và test xét nghiệm thu giữ tại CDC Hải Dương).
Kết luận của Hội đồng Giám định tư pháp cho thấy, test kit đảm bảo 4 tiêu chí: Giới hạn phát hiện, độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác, phù hợp với hồ sơ cấp số đăng ký lưu hành.
Tác giả cảm thán, “Nhưng lạy trời ạ!” Hội đồng Giám định tư pháp lại do Bộ Y tế thành lập, mà Bộ Y tế từng giúp Việt Á chiếm đoạt công trình nghiên cứu test kit thuộc sở hữu của nhà nước!
Nếu WHO được trưng cầu thành lập Hội đồng Giám định tư pháp, có thể test kit Việt Á không đạt 4 tiêu chí nêu trên.
Quả thật, báo Thanh Niên ngày 20/12/2021 từng loan tin, theo một thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 10/2020, bộ kit test Covid-19 đầu tiên của Việt Nam do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất, không được WHO công nhận.
Nhưng đáng lo hơn, tác giả cho hay, trong 3 điều 192, 193, 194 – Bộ Luật Hình sự 2015 (về sản xuất, buôn bán hàng giả), chỉ có điều 194 về “tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”; không có tội sản xuất, buôn bán test kit hay sinh phẩm giả!
Liên quan đến kit test Việt Á, báo Tuổi trẻ ngày 20/1/2022 cho biết, theo Tổng cục Hải quan, que thử test nhanh SARS-CoV-2, được Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á nhập khẩu từ Trung Quốc, có giá khai báo 0,955 USD/test (khoảng 21.560 đồng/test). Từ tháng 9 đến tháng 12/2021, Công ty này đã nhập khẩu từ Trung Quốc là 3 triệu test, với tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng.
Như vậy, vấn đề của Việt Á không đơn giản chỉ là “đưa – nhận hối lộ”, mà kinh khủng hơn, cả guồng máy, bao gồm Công ty Việt Á, những quan chức nhận hối lộ của họ và những ông “trùm” đứng sau, đã đưa một sản phẩm không đạt chuẩn, không được WHO công nhận, thậm chí còn được nhập từ “nước lạ”, rồi ép người dân sử dụng. Chính hành vi của họ đã dẫn đến hàng triệu ca nhiễm bệnh và hơn 40 ngàn ca tử vong, trong đó có rất nhiều thanh niên. Đây có thể coi là tội ác diệt chủng!
Tuy nhiên, hướng điều tra của công an không hề đề cập đến vấn đề này. Vì sao???
Hoàng Anh – thoibao.de
>>Mẹ Hồ Duy Hải mong con được về nhà
>>>Thượng tầng lo ăn chia, kinh tế lao dốc. Dân khốn đốn, quan đầy túi
>>>VinFast sử dụng Black Spade Spac để niêm yết tại Mỹ, khi không tìm được người mua cổ phiếu
>>>Đạp luật: Luật bảo nhận 2 triệu xộ khám, Tô bảo 1,1 tỷ vẫn chưa!