Link Youtube: https://youtu.be/18OjS94eb3k
Ngày 13/8, báo Đất Việt có bài “Đừng vội mừng vụ bản đồ cổ Trung Quốc “không có Hoàng Sa, Trường Sa” của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn.
Theo đó, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn cho rằng, tình hình là bản đồ thời đó rõ ràng Trung Quốc không có Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Vấn đề là, cũng bản đồ đó, lãnh thổ Việt Nam… thuộc về Trung Quốc. Cái tên “Việt Nam” hay “An Nam” thậm chí cũng không thấy ghi trên bản đồ.
Tác giả đọc trên BBC thấy có bài tuyên dương “Người sưu tập bản đồ cổ Trung Quốc để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Theo bài báo trên BBC, kỹ sư Trần Thắng, đang định cư tại Mỹ, là người sưu tập các bản đồ Trung Quốc cổ. Trong bộ sưu tập của anh có 75 bản đồ Trung Quốc trong 400 năm, từ bản đồ năm 1618 phát hành tại Hà Lan, cho đến bản đồ năm 2008 phát hành tại Mỹ. Các bản đồ này đều do các nước phương Tây phát hành. Ngoài ra còn có ba sách Atlas Trung Quốc quý hiếm.
“Dù bản đồ xuất bản tại Trung Quốc hay tại phương Tây, chúng có chung một điểm là đảo Hải Nam là điểm cuối nằm ở phía nam của Trung Quốc. Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc,” anh Thắng cho biết.
Trong bộ sưu tập của anh Thắng, có 50 bản đồ Hoàng Sa và 25 bản đồ khu vực Ðông Nam Á. Các bản đồ Hoàng Sa được vẽ nằm sát với nước An Nam.
Nhận xét về bài báo này, tác giả cảm thấy không biết phải nói gì. Nói sự thật, e rằng người ta nói “thằng này là Tàu”. Không nói, lại e rằng, Việt Nam lên võ đài đấu dao găm với Trung Quốc, mà Việt Nam “tay cầm đằng lưỡi”.
Rốt cục, vì thấy bài báo trên được loan truyền trên Facebook nhiều quá, nên tác giả vẫn phải lên tiếng.
Tác giả đặt câu hỏi, không biết “nhà sưu tập bản đồ Trung Quốc cổ” có sưu tập được bản đồ Trung Quốc đời Hán hay chưa? Tác giả đã coi rồi, coi mấy cái luôn.
Tình hình là bản đồ thời đó, rõ ràng Trung Quốc không có Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Vấn đề là, cũng bản đồ đó, lãnh thổ Việt Nam… thuộc về Trung Quốc. Cái tên “Việt Nam” hay “An Nam” thậm chí cũng không thấy ghi trên bản đồ.
Đây là thời kỳ lịch sử “ngàn năm đô hộ giặc Tàu”.
Tác giả bình luận, đô hộ tới một ngàn năm, thì bà con nghĩ còn cái gì là “Việt”? Huống chi Hoàng Sa, Trường Sa. Lúc đó, lãnh thổ Việt Nam chỉ tới Quảng Bình mà thôi.
(hình 02: Bài bình luận của nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn trên Đất Việt)
Tác giả đề cập đến Hiệp ước Thiên Tân, tức Hiệp ước “Hòa bình, hữu nghị và thương mại” giữa Pháp và nhà Thanh ký năm 1885. Rõ ràng nội dung là nói về “vấn đề Việt Nam”. Điều 2 Công ước, nhà Thanh nhìn nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam, đồng thời từ bỏ quyền thượng quốc của Thanh triều đối với Việt Nam.
Tức là, tác giả đánh giá, Pháp nhìn nhận trước đó Việt Nam “thuộc” Trung Quốc.
Tác giả nhắc đến lịch sử thời phân định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh. Có lần Trung Quốc đòi biên giới là đường giới hạn thuộc tỉnh Quảng Bình. Tức là, Trung Quốc đòi lại lãnh thổ từ thời nhà Hán (thời kỳ Bắc thuộc của Việt Nam).
Tác giả tiếp tục đặt câu hỏi: Lợi bất cập hại, nếu Việt Nam lên võ đài đấu với Trung Quốc về “lịch sử” phải không bà con?
Vì vậy, theo tác giả, BBC quảng bá công trình sưu tập bản đồ cổ của nhà sưu tập Việt Nam là “nguy hiểm”. Chuyện bà con đưa qua, đưa lại vụ “bản đồ cổ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa” trên mạng, lại càng “nguy hiểm” hơn.
Tác giả kết luận, hành vi báo chí cũng như số đông người Việt Nam tuyên dương hay “đưa qua đưa lại” những “tấm bản đồ cổ”, có thể xem là sự “đồng thuận của quần chúng Việt Nam” về hiệu lực của “bản đồ cổ”, trên vấn đề chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Việt Nam.
Điều này sẽ vô hiệu hóa tập quán quốc tế về sự phủ nhận “hiệu lực pháp lý của các bản đồ”.
Đã có rất nhiều án lệ của Tòa Công lý quốc tế phán rằng “bản đồ không có hiệu lực pháp lý về phân chia lãnh thổ. Ngoại trừ các bản đồ có đính kèm một hiệp ước”.
Hoàng Anh – thoibao.de
>>> Cho Trọng ăn “quả lừa đậm”, ông Vượng biến “ngài” Tổng thành ông già ảo tưởng!
>>> Vụ Nguyễn Cao Trí lở loét đến… sát lưng Thủ tướng!
>>> Hết “lùa gà” giờ Hoài Linh lại bẫy chim
>>> Tiếp viên hàng không bán cái ngàn vàng giá ngàn đô. Quan móc túi ngàn dân mua cái ngàn vàng?
Tình trạng “tiêu chuẩn kép” trong ngành tư pháp Việt Nam