Chính quyền Đức đã nắm rõ việc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ở tại Đức. Nhưng vì sự an toàn của bà Nhàn, họ sẽ không công bố thông tin cụ thể.
Với Việt Nam, nếu không có chỉ điểm, thì việc tìm kiếm địa chỉ mà bà Nhàn đang ẩn náu là bất khả thi. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là nhân vật đặc biệt, có liên quan tới chuyện đấu đá nội bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Vụ án bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có 2 mặt, mặt nổi và mặt chìm. Về mặt nổi thì bà Nhàn là tội phạm kinh tế, là người tung tiền hối lộ cho bộ máy chính quyền. Bắt bà Nhàn vì tội này sẽ làm cho người dân hài lòng, bởi khi trừng trị bà Nhàn, thế nào cũng dính đến hàng loạt quan chức từ cấp tỉnh đến Trung ương.
Nếu bà Nhàn chỉ là một tội phạm thông thường, thì có thể phối hợp với nước ngoài, để bắt người theo trình tự luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, người nước ngoài đánh giá vụ án bà Nhàn không giống như bề nổi mà người dân trong nước nhìn thấy. Việc bà Nhàn có liên quan đến đường dây mua bán vũ khí với Israel, là thông tin được báo chí nước ngoài cung cấp, chứ không phải từ trong nước. Vai trò này của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bị chính quyền Cộng sản ém nhẹm, không cho người dân biết.
Thành phần cuồng Đảng, cuồng Bác, thường hay chửi chính quyền Đức là dung túng cho tội phạm. Trong vụ Trịnh Xuân Thanh họ đã chửi như thế, đến vụ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì cũng lặp lại y nguyên.
Tuy nhiên, góc nhìn của người nước ngoài đối với cả hai trường hợp này không hề giống với góc nhìn của thành phần yêu Đảng, yêu Bác. Thành phần yêu Đảng, yêu Bác, là thành phần mù quáng, chỉ nhìn thấy bề nổi mà Đảng Cộng sản cho họ nhìn. Còn truyền thông nước ngoài không bị Đảng kiểm soát, không bị Đảng bịt mắt, nên họ có cái nhìn thấu đáo hơn về bộ mặt của Đảng Cộng sản. Họ đánh giá trường hợp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn dưới góc độ đấu đá thượng tầng của Đảng Cộng sản Việt Nam, và sự bất minh của nền tư pháp Việt Nam. Vì nhìn dưới góc độ như thế, nên họ cho rằng, bà Nhàn là nạn nhân của trò chơi sau hậu trường chính trị.
Với đánh giá như vậy, thì có thể nói, chính quyền Đức sẽ cẩn thận hơn trong vấn đề đảm bảo an ninh cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Câu hỏi đặt ra là, nếu lính ông Tô Lâm xác định được địa điểm mà bà Nhàn đang sống tại Đức, thì ông có dám tổ chức bắt cóc một lần nữa hay không? Và nếu ông lại bắt cóc thành công một lần nữa, thì điều gì sẽ xảy ra trong quan hệ giữa hai nước?
Lần trước, ông Tô Lâm thực hiện thành công vụ bắt cóc, vì đã lợi dụng lòng hiếu khách của quốc gia láng giềng với Đức, là Slovakia. Liệu rằng, lần này có quốc gia nào dám dung túng cho Tô Lâm, để ông này lợi dụng và bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn?
Qua vụ Trịnh Xuân Thanh, rõ ràng, nước Đức đã bất cẩn khi nghĩ rằng, Cộng sản Việt Nam cũng là người tử tế. Và cũng qua vụ Trịnh Xuân Thanh, chính quyền Slovakia đã nhìn thấy rõ bộ mặt gian xảo của chính quyền Cộng sản Việt Nam, khi lợi dụng lòng hiếu khách của họ.
Từ sau khi thành công bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vẫn chưa thấy ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đặt chân lên một quốc gia nào thuộc khối EU. Không biết là do ông Tô Lâm sợ, hay là ông Tô Lâm không có công tác gì với các quốc gia đấy.
Năm 2021, ông Tô Lâm đã làm dậy sóng trong một chuyến đi Anh, vì ông ta đã ăn thịt bò dát vàng. Bữa ăn này đã khiến ông gắn chết với danh hiệu “bò dát vàng”. Chuyến đi này, ông Tô Lâm cũng đi châu Âu, nhưng không phải tới một nước trong khối EU.
Nếu bắt được bà Nhàn sẽ làm cho cục diện đấu đá trên thượng tầng chính trị Việt Nam xoay chuyển đáng kể. Không biết, liệu ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ép ông Tô Lâm phải thực hiện một vụ bắt cóc nữa hay không. Nếu thực hiện thì đấy là làm liều, biết đâu, Đức lại giăng bẫy tóm cả ổ của Tô Lâm, thì lúc đó, không biết làm sao để Đảng Cộng sản rửa được vết nhơ. Còn nếu không thực hiện, thì sẽ giữ được an toàn cho thầy trò ông Tô và cho Đảng Cộng sản đỡ nhục, nhưng không loại bỏ được thế lực của Thủ tướng. Không biết, ông Tô Lâm chọn làm liều hay lặn mất tăm. Chờ xem?
Thu Phương – (Tổng hợp)