Link Video: https://youtu.be/B3ty_2K0tDs
Báo RFA ngày 31/7 có bài bình luận của tác giả Hải Triều, bình luận về những bất cập trong vụ xét xử “chuyến bay giải cứu”.
Mở đầu bài viết, tác giả đặt câu hỏi, tại sao vụ “giải cứu” diễn ra trong một thời gian dài, liên quan đến nhiều bộ ngành mà lại không phát hiện kịp thời để ngăn chặn? như bao nhiều lời tán dương về lực lượng an ninh, công an giỏi nhất nhì thế giới.
Và tác giả nhận định rằng, công an nhiều khả năng biết từ trước. Nhưng họ cần nuôi án; vi có nuôi án thì mới có án và chạy án.
Theo quy định 114-QĐ/TW về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; được cho là để chống chạy chức, chạy quyền. Quy định này gồm năm chương, 16 điều, nhưng, tác giả phân tích rằng không thấy điều khoản nào chống “chạy án cả”.
Tác giả dẫn lời các chuyên gia phân tích dự đoán rằng, sau vụ “chuyến bay” đã qua sơ thẩm và vụ “Test kit Việt Á” sẽ xử nay mai, thị trường “nuôi án” và “chạy án” sẽ ngày càng tinh vi, sôi động chứ không hề giảm sút như Ban Nội chính Trung ương kỳ vọng.
Theo rò rỉ từ nội bộ – sau ba tuần xét xử tại Tòa Hà Nội như báo Điện tử Chính phủ công bố chiều 28/7 – kết quả nghị án không phải là quyết định của Viện kiểm sát hay của Hội đồng xét xử. “Bay giải cứu” là một đại án được cho là thuộc “loại bỏ túi”, nghĩa là, kết quả xét xử đã được Ban Nội chính Trung ương đưa ra trước ngày “khai án”. Có như thế, chúng ta mới hiểu được phần nào bao điều phi lý và tréo ngoe diễn ra giữa chốn công đường, suốt cả ba tuần lễ.
Tác giả dẫn lời FB Nguyễn Huy Cường, rằng mặt trận tham nhũng có vô vàn những thiết chế uyển chuyển và mềm mại, nguy hiểm và kín đáo, không nhất thiết phải qua họ hàng huyết thống. Cho nên các Quy định 114 sẽ không thành công, bởi vì, cơ chế tham nhũng tinh vi và có “trăm lẻ một” cách vượt thoát các Quy định đó .
Những “chiến sĩ tiên phong” này của Đảng không nhất thiết phải kết nối với người nhà, mà các đồng chí tập trung vận động, lobby những viên chức có thể từng là học trò, có thể là đồng hương đồng khói, từng làm với nhau trong một cơ quan cũ, hay cùng là “anh/chị/em “xã hội”.
Ngược đời nhất trong nhóm “đưa và nhận hối lộ” ở vụ án này là “ông tướng” Công an chức to tổ bố (Ai biết giá cái ghế PGĐ Công an Hà Nội bao nhiêu triệu USD?) mà phải chạy tới nhờ một ông em “trung tá” quèn và chịu để thằng em nó điều khiển.
Theo tác giả thì tại các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, bao giờ chả có vài ba anh an ninh. Họ là người của Bộ Công an khoác áo Ngoại giao nằm ngay trong Đại sứ quán, theo dõi luôn cả các Đại sứ. Không chuyện gì xảy ra trong ĐSQ mà họ không biết. Riêng chuyện tăng giá visa, hộ chiếu và vé máy bay để ăn chặn tiền của kiều bào, thì phải có sự thống nhất giữa Bộ Công an và Bộ Ngoại giao. Khó mà có Đại sứ nào, “một mình chống lại Mafia”. Cho nên mới có chuyện 2.000 chuyến bay mà chỉ có 700 chuyến bị thanh tra.
Tác giả trích lời từ tác phẩm “Những người khốn khổ” từ Victor Hugo (Pháp): “Liệu từ sâu thẳm những tâm hồn đen đúa nọ, có một thứ tòa án lương tâm nào sẽ được thiết lập nên để xử tiếp vụ chuyến bay giải cứu?” Trường hợp này, hỏi là đã trả lời: Chắc chắn là không!.
Bị cáo Trần Văn Dự tự thú nhận: “Số tôi đen, không may thì thôi trả lại cho Nhà nước cũng được”. Một lời gián tiếp tự thú rằng, những chuyến trước đây y đã lọt lưới pháp luật? Đến cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng 37 lần nhận hối lộ khi cấp phép các “chuyến bay giải cứu“, tổng cộng 21,5 tỷ đồng mà vẫn khẳng định không có mưu đồ, không đòi hỏi chỉ là do không nhận thức được việc nhận tiền là vi phạm.
Biết bao nhiêu câu phát biểu ngô nghê đến độ khó tin, từ những người cách đây vài tuần đóng một vai trò quan trọng trong bộ máy quyền lực tại Việt Nam, thậm chí còn đại diện cho Đảng/ Nhà nước trên trường quốc tế.
Quang Minh
>>> Bắc thang lên hỏi ông trời, đút tiền quan chức có đòi được không?
>>> Công nghiệp hoa hậu: Sản xuất đại trà, hoa hậu như rươi, chất lượng báo động.
>>> Cơ hội chạy án còn nhiều, 4 án chung thân sẽ còn cơ hội gỡ, miễn có đủ tiền
>>> Thích Trúc Thái Minh là “cao thủ” hay “anh ngố” khi ra chiêu đỡ đòn “tranh ăn” của Bộ Tài chính?
Vụ “chuyến bay giải cứu”: Người dân nên tập hợp lại để yêu cầu bồi thường