Link Video: https://youtu.be/wUHReoDe0jk
Báo RFA ngày 21/7 tiếp tục có bài viết về phiên toà xét xử “chuyến bay giải cứu”, một phiên toà đã gây ra nhiều bất bình trong xã hội Việt Nam những ngày qua.
Theo đó, RFA phỏng vấn các chuyên gia nhận định rằng, vụ án này đã phơi bày những “ổ tội phạm trầm trọng” trong ngành công an Việt Nam, và làm dấy lên lo ngại về sự tham nhũng trong bộ máy nhà nước Việt Nam.
Các bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” đều là những người có chức vụ cao trong ngành công an Việt Nam. Trong đó, có cựu Phó Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng An ninh điều tra Bộ Công an Hoàng Văn Hưng, và cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh Lê Hồng Sơn.
RFA cho biết các chuyên gia mà họ phỏng vấn, đã dành nhiều thời gian để bình luận về những lời khai mâu thuẫn và trái ngược nhau giữa bị cáo Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Văn Hưng.
Trước đó, trong phiên toà, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn tiếp tục khẳng định đã đưa tiền cho bị cáo Hoàng Văn Hưng để “chạy án”, nhưng ông Hưng vẫn không thừa nhận.
Ông Võ Văn Tạo, cựu Hội thẩm nhân dân, người từng có kinh nghiệm làm việc hàng chục năm ở tòa án cấp địa phương, bình luận rằng việc mâu thuẫn trong các lời khai lẫn nhau là điều thực tế, không phải là hi hữu và cũng không có gì vô lý cả. Ông Tạo nói rằng hầu hết các chứng cứ đều chứng minh bị cáo Hưng có tội, bị cáo này liên tục bác bỏ nên có thể sẽ không được tình tiết ‘giảm nhẹ’. Còn bị cáo Tuấn thì có thái độ ‘mềm mỏng, chân thành’; khôn ngoan hơn, nên có thể sẽ nhận được sự khoan hồng từ Toà.
Theo truyền thông trong nước, Viện kiểm sát ngày 21/7 đã đề nghị giảm 1 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Anh Tuấn.
Luật sư Lê Quốc Quân từ Hoa Kỳ nói với RFA rằng: “Mâu thuẫn ở trong lời khai là một điều thường xuyên xảy ra và nó xảy ra rất nhiều. Nhưng ở Việt Nam, thay vì mâu thuẫn đó được đi tìm một cách xác thực bằng các phương tiện, công cụ, các lý luận, tư duy, …, thì ở Việt Nam là chỉ đạo.
Ở Việt Nam, quan điểm của người ta là chỉ đạo: chỉ đạo đánh án như thế này, là người ta đánh án như thế này, chỉ đạo làm cho nó phình to ra là nó phình to, và chỉ đạo làm cho nó nhỏ lại là nhỏ lại, chỉ đạo phải ‘diệt’ người này, thì lấy hết những lời khai của người nọ để ‘diệt’ người này. Nó không phải là một cuộc chạy đua để tìm kiếm công lý và tranh luận giữa hai bên dựa vào chứng cứ hay dựa vào lời khai. Những mâu thuẫn như vậy ai cũng biết, rõ ràng sờ sờ tất tật, nhưng mà người ta vẫn làm theo chỉ đạo.”
Bình luận về vấn đề ‘chạy án’ như trong vụ án này Luật sư Lê Quốc Quân, nói:
“Nội bộ của ngành tư pháp của Việt Nam là một ổ tham nhũng, từ cơ quan Công an, cơ quan Viện Kiểm sát, cơ quan Tòa án là những ổ tham nhũng, tất cả các tội phạm như ma túy hay là trộm cắp vặt đến tất cả mọi tội phạm là đều phải chi tiền cả, và khi người ta chi tiền, người ta nói thẳng là bao nhiêu tiền, thì được giảm bao nhiêu án, một năm tính ra là mấy triệu bạc đó mà giảm đi, và điều này là Công an biết, Tòa án biết, Viện Kiểm sát biết, một khi có tội phạm xảy ra, là bố mẹ (gia đình) phải đi lo, mà đi lo thì phải lo cả ba cơ quan: lo từ cơ quan điều tra để sao nó bóp lại, xong bóp lại một chút rồi, lại lo đến cơ quan Viện Kiểm sát để Viện Kiểm sát truy tố ít đi, rồi truy tố tội như thế, thì Tòa lại co lại nữa.
Luật sư Quân nói thêm rằng, cho nên bản thân đó chính là một ổ tham nhũng mà rất khó để có thể ‘khui ra’ được. Người ta có thể ‘cắt ngay’, ngay cả khi tại tòa lời khai đã khai ra rồi, khi cần người ta cắt ngay. Điều đó ai cũng biết, nhưng vấn đề là người ta chưa bao giờ được công khai cho mọi người biết điều đó cho nhân dân biết.
Vụ án “Chuyến bay giải cứu” đang là một thử thách lớn đối với hệ thống pháp luật Việt Nam. Nếu công lý không được thực thi, thì vụ án này sẽ làm dấy lên sự bất bình trong xã hội, và có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Xuân Hưng
>>> Ba quái kiệt trong vụ chuyến bay giải cứu
>>> Mỹ nhân cứu anh hùng và câu chuyện người đẹp “kẹp” quan chức
>>> “Suy đoán có tội” sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm
>>> Quan chức coi việc đi tù như “nghỉ dưỡng”
Việt Nam là một “Châu Á bệnh phu”