Trần Đại Quang lên được chức Bộ trưởng Bộ Công an là có bàn tay không nhỏ của cựu Bộ trưởng tiền nhiệm, ông Lê Hồng Anh. Ông này vốn là người đi lên từ vùng đất Kiên Giang của Nguyễn Tấn Dũng. Ông Lê Hồng Anh vào Bộ Chính trị sau ông Dũng một khóa, và nắm ghế Bộ trưởng Bộ Công an 2 khóa. Ở nhiệm kỳ 2006 – 2011, Lê Hồng Anh là cánh tay đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng, cho nên, thế lực của ông Dũng lấn át Tổng Bí thư là vì vậy. Ai nắm được Bộ Công an thì tiếng nói của người đó có trọng lượng trong Bộ Chính trị.
Ông Lê Hồng Anh ngồi ghế Bộ trưởng Bộ Công an 2 nhiệm kỳ thì phải xuống. Tuy nhiên, ông Lê Hồng Anh cũng kịp nâng Trần Đại Quang lên làm Thứ trưởng Thường trực, rồi sau đó là thay thế cho Lê Hồng Anh.
Ông Trần Đại Quang không tận tụy với Nguyễn Tấn Dũng như Lê Hồng Anh, tuy nhiên, ông Quang vẫn gần gũi với Nguyễn Tấn Dũng hơn Nguyễn Phú Trọng. Trần Đại Quang được cho là “ăn cùng mâm” với Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án Vinalines, Vạn Thịnh Phát, mà trong đó, Phạm Quý Ngọ là đầu mối. Cuối cùng, Phạm Quý Ngọ bị đem ra làm con “tốt thí”.
Ông Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư trong thế tiếp quản những gì còn lại của Nông Đức Mạnh. Khi tiếp quản vị trí này, ông Trọng không nắm được Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng, cũng không nắm được Bộ Công an. Đấy là 2 điểm yếu làm cho vị trí Tổng Bí thư thất thế.
Trong hầu hết thời gian của nhiệm kỳ đầu, ông Nguyễn Tấn Dũng lấn át Nguyễn Phú Trọng. Cục diện chỉ thay đổi sau khi ông Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc gặp Tập Cận Bình vào tháng 4/2015.
Sau khi được Hoa Nam Tình báo Cục trợ giúp, thế và lực của ông Nguyễn Phú Trọng đã thay đổi. Việc quan trọng lúc này là phải đẩy Trần Đại Quang ra khỏi “tổ kén” Bộ Công an, để vô hiệu hóa ông Quang. Tiếp theo là đưa “đệ tử ruột” Tô Lâm lên, thì sau đó, Bộ Công an sẽ nằm trong tay ông Tổng Bí thư.
Tô Lâm suýt bị cuốn vào vụ Mobifone mua AVG, tuy nhiên, nhờ có bàn tay của ông Trọng đỡ đòn, mà Tô Lâm mới được lên thay Trần Đại Quang.
Trong 3 nhân vật “phản loạn”, thì ông Trọng sợ ông Quang nhất. Bởi ông Quang nắm chắc Tổng Cục Tình báo Bộ Công an, tức Tổng Cục 5. Sau khi phát hiện ra nhóm “phản loạn” vào giữa tháng 7/2016, thì đến tháng 9, ông Nguyễn Phú Trọng tham gia Đảng ủy Công an Trung ương. Tuy cũng có kéo cả ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Đinh Thế Huynh vào Đảng ủy Công an Trung ương, nhưng vai trò của ông Trọng là tuyệt đối, bởi lúc này, ông có Tô Lâm hỗ trợ.
Sau khi vào Đảng ủy Công an Trung ương, ông Trọng muốn loại bỏ Tổng Cục 5, nhưng gặp cản lực từ phía Trần Đại Quang. Phải đến tháng 6/2018, ông Trọng mới loại bỏ được Tổng Cục 5 cùng với một số tổng cục khác.
Sau khi ông Trần Đại Quang chết vào ngày 21/9/2018, thì Bộ Công an mới hoàn toàn nằm trong tay Tô Lâm, vì lúc này, những gốc rễ của Trần Đại Quang đã bị triệt.
Năm 2020, nhóm thân Trần Đại Quang đưa được Trần Quốc Tỏ, em trai ông Quang, từ Thái Nguyên về Bộ Công an, nắm ghế Thứ trưởng. Đến nay, ông Tỏ là Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an, là người đứng đầu phe Ninh Bình tại Bộ Công an. Hiện ông Tỏ đang án binh bất động, âm thầm đợi thời cơ. Còn phe Hưng Yên của Tô Lâm thì đang cố gắng để chức Bộ Trưởng không rơi vào tay nhóm khác.
Có lẽ, ông Trọng đã quá già, không cần phải lo về Trần Quốc Tỏ. Bởi nếu ông Tỏ lên làm Bộ trưởng, thì lúc đó, ông Trọng cũng đã từ bỏ quyền lực. Tuy nhiên, với Tô Lâm thì khác. Hiện nay, Tô Lâm đang đang kìm hãm nhóm Ninh Bình, bởi nếu nhóm Ninh Bình lên, thì nhóm Hưng Yên lại bị chèn ép.
Hậu “đảo chính ngầm” đã giúp ông Trọng an tâm ngồi ghế, cho tới khi nào hết ngồi được. Bởi dù tham quyền cố vị đến đâu, thì đến lúc ông Trọng cũng phải giã từ quyền lực, bởi hiện nay ông đã 79 tuổi, nếu ngồi hết nhiệm kỳ nữa thì ông chẳng còn sức đâu mà làm việc.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)