Hà Nội: Giám đốc Sở Giáo dục và Bí thư Thành ủy Hà Nội choảng nhau “đôm đốp”!

Đã là nói dối thì không thể nào nói giống nhau, nếu không họp bàn và thống nhất trước về nội dung. Nói về giáo dục Việt Nam là nói về một mớ “hổ lốn”, không có triết lý giáo dục, không có đường hướng rõ ràng. Có thể nói, ngành giáo dục có bộ máy quản lý, mà cứ như một khu vườn hoang, cỏ dại mọc um tùm không ai cắt tỉa.

Chưa có một đất nước nào mà coi thường giáo dục như Việt Nam. Bản chất của Đảng Cộng sản là dùng bạo lực, không quen dùng trí tuệ. Và có lẽ, đây là một trong những lý do làm cho Đảng Cộng sản coi thường ngành giáo dục. Đứng giữa một mớ “lộn xộn” của ngành giáo dục, có người cho rằng, Đảng Cộng sản quá coi thường giáo dục, nhưng cũng có người cho rằng, Đảng Cộng sản không có khả năng quản trị quốc gia, họ không đủ khả năng đưa ra chiến lược và triển khai chiến lược ấy sao cho hiệu quả.

Ngày 1 /7, ông Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói: Hà Nội thiếu trường công

Ngành giáo dục Việt Nam bị xem thường, nên Trung ương cấp kinh phí cho Bộ này nhỏ giọt, chẳng đáng là bao. Đó là một phần cho những chính sách cải cách giáo dục với mục đích trục lợi móc túi phụ huynh. Giáo dục ở một số nước là miễn phí cho dân, nhưng giáo dục Việt Nam là móc túi dân. Nuôi một đứa con ăn học phải chịu đủ thứ chi phí, trong đó, nhiều khoản phí do trường bày vẽ ra. Có khi người nghèo không đủ sức nuôi con ăn học đến nơi đến chốn.

Mà một khi ngân sách cho giáo dục còm cõi, thì tìm đâu ra trường lớp đủ cho học sinh? Cứ mỗi lần khai giảng năm học, phụ huynh phải cực nhọc chen lấn để nộp đơn xin nhập học cho con. Tranh thủ nộp sớm nhất có thể, nếu không thì con họ lại bị đẩy ra rìa, khiến cha mẹ phải xin vào trường tư tốn kém hơn.

Trước tình hình phụ huynh thức khuya chực chờ tranh giật để nộp đơn vào lớp cho con, thì ngày 5/7, ông Trần Thế Cương khẳng định, thành phố không thiếu trường học. Đây là câu nói thật hay câu nói dối? Nếu đủ trường cho tất cả học sinh, thì làm sao xảy ra cảnh chen lấn giành giật như vậy? Người ta giành nhau, là có nghĩa, cung thiếu. Ông Giám đốc Sở có che đậy thế nào thì sự thật vẫn sờ sờ ra đấy.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, thì bảo trường lớp đủ

Trước đấy mấy ngày, cụ thể là ngày 1/7, phát biểu tiếp thu giải trình tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Hà Nội, đã đề cập đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp công lập, và nhận định “Hà Nội là điển hình”. “Trong quá trình phát triển với dân cư tăng rất nhanh, nhất là gia tăng dân số cơ học, nên phần lớn lúc nào chúng ta cũng thấy thiếu trường, thiếu lớp. Cụ thể, nhiều dự án đầu tư xây dựng khu đô thị 10 – 15 năm, dân cư ở ổn định rồi nhưng các quy hoạch, cơ sở về công trình xã hội, đặc biệt là trường học được đầu tư rất chậm”. Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định như vậy.

Rõ ràng, lời nói của ông Đinh Tiến Dũng hợp với thực tế phụ huynh chen chúc nhau, giành giật xuất học cho con. Điều này nói lên, ông Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội đã nói dối. Một người lãnh đạo ngành của thành phố mà quyết che đậy khuyết điểm, thì liệu, con người như vậy có hoàn thành trách nhiệm được hay không?

Với tư cách là lãnh đạo cao nhất thành phố, thì có lẽ, ông Đinh Tiến Dũng cần xem xét năng lực của ông Giám đốc Sở này. Bà con đã quá khổ sở. Họ khổ sở trong nhiều năm qua và họ rất cần một chính quyền có năng lực giải quyết. Cứ lên ngồi hết nhiệm kỳ rồi lên chức, để mặc cho tình trạng ngành giáo dục thành phố trôi đi đâu thì trôi, thì ai mà làm giám đốc không được?

Một bộ máy mà sếp nói gà, lính nói vịt, cũng là bộ máy không có chiến lược gì. Mạnh ai nấy làm. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có nhìn ra điều đó trong bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội không? Nếu thấy thì sao ông không bẻ chúng quẳng vào lò đi?

Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)

Link tham khảo:

https://vnexpress.net/giam-doc-so-giao-duc-ha-noi-thu-do-khong-thieu-truong-hoc-4625621.html