Người Tây Nguyên không quy phục người Kinh

Link Video: https://youtu.be/su028W2twSw

VOA Tiếng Việt ngày 14/6 có bài “Bạo động ở Đắk Lắk: Gốc rễ là người dân tộc không khuất phục, không qui thuận người Kinh?”

VOA dẫn tin từ Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam ngày 14/6 cho biết, nhà chức trách đã bắt giữ 46 người nghi có dính líu đến vụ tấn công ở Đắk Lắk. Giới chức Việt Nam đến nay vẫn chưa chỉ rõ nguyên nhân, động cơ cụ thể dẫn đến cuộc tấn công.

Theo tường thuật của truyền thông nhà nước Việt Nam, VOA cho hay, một số người bị bắt giữ nói “ông chủ mưu” đã họp bàn, phân công về cuộc tấn công và hứa hẹn rằng những người tham gia cuộc tấn công sẽ được “ấm no, giàu sang”.

VOA dẫn lời một nhà thầu, sống và làm việc hàng chục năm ở Tây Nguyên, bình luận rằng, việc nêu ra vấn đề tranh chấp đất đai để lý giải về mâu thuẫn, bạo động ở Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung, là “cách nói lấp liếm của nhiều người không hiểu”, không đi vào gốc rễ.

Người này cho rằng, “Đây là vấn đề về ý thức hệ, của người đồng bào [dân tộc thiểu số]. Người ta không khuất phục trước sự thay đổi của người Kinh”.

Hàng ngày vẫn đi làm với nhau, gặp nhau. Người ta đi làm thuê cho người Kinh, làm cà phê, cao su, mọi cái, mua hàng tạp hóa của người Kinh, vẫn OK, bình thường. Nhưng mà ý thức hệ không thể hòa hợp được. Người ta có khuất phục thì đấy chỉ là vẻ bên ngoài. Nói nôm na, người Kinh không đồng hóa được, mặc dù ở sát ngay cạnh người ta, sống chung với người ta”.

VOA dẫn ý kiến của ông Nguyễn Trường Sơn, nghiên cứu sinh thạc sĩ tại Đại học Chính trị Quốc gia Đài Loan, liên tưởng công tác quản trị của Việt Nam ở Tây Nguyên với sự cai trị thực dân của Pháp ở chính Việt Nam trong quá khứ. Ông Sơn cho rằng, chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử vì niềm tin tôn giáo, bị gán ghép cho các âm mưu đen tối mà bản thân người dân tộc thiểu số chưa từng nghe tới, và bị cướp đất.

Về khía cạnh đất đai, tài nguyên, ông Sơn lưu ý rằng, người bản địa Tây Nguyên có tập quán riêng về xác lập chủ quyền trên các mảnh đất.

Thay vì mét vuông, sào, mẫu, thửa, thì họ dùng các hàng cây, quả đồi, dòng sông/suối để xác lập ranh giới.”

Chính quyền đã gây ra một làn sóng lấy đất của người Thượng, để thiết lập nên nông trường do nhà nước quản lý xảy ra ồ ạt. Cộng với chính sách kinh tế mới, khuyến khích người Kinh lên cao nguyên để ‘khai phá’ đất đai. Đã tạo ra một cuộc đổi chủ quy mô lớn trên dải đất này.”

Hình: Bài trên VOA

Ngoài ra, vẫn theo ông Sơn, “người bản địa Tây Nguyên còn phải chịu sự ngăn cấm của nhà nước trong sinh hoạt tôn giáo”.

Hàng loạt hội thánh bị xoá sổ, tu sĩ bị bỏ tù, tín đồ bị sách nhiễu, còn cơ sở thờ tự thì bị huỷ hoại. Cho dù, ở mặt bên ngoài, du khách vẫn có thể thấy các ngôi thánh đường ở các thành phố, thị xã trên Tây Nguyên. Nhưng đằng sau nó thực ra lại là một chiến dịch phong tỏa, kiềm chế, và triệt tiêu rất ác liệt”, ông Sơn nói.

Vì đất đai bị lấy đi, không gian sống bị thu hẹp, va chạm văn hoá với di dân, và đến cả niềm tin tôn giáo – vốn là cứu cánh cuối cùng, cũng bị cấm cản. Điều đó tạo ra một nồi áp suất dồn nén tâm can của các cộng đồng cư dân bản địa. Nồi áp suất này luôn trong trạng thái chực chờ phát nổ”.

Ông Sơn nhấn mạnh, ông không thể chấp nhận cách tiếp cận hiện tại của chính quyền Việt Nam. Chính sách tốt nhất phải là làm cho người dân thuộc mọi sắc tộc cảm thấy, họ thực sự là người Việt Nam, và muốn cùng nhau dựng xây một đất nước chung cho thế hệ tương lai.

Để làm được như vậy, trước hết, phải tôn trọng văn hoá của mọi sắc dân, phải tạo điều kiện để họ duy trì được văn hoá của mình bằng việc sử dụng hệ thống giáo dục. Sau nữa là phải bảo vệ quyền lợi của họ, dù là đất đai, vườn tược, hay cao hơn là quyền lợi chính trị”, ông Sơn nói

Nhà thầu dấu tên thì cho rằng, “Mình phải để không gian cho người ta sống, để người ta làm cái gì theo tục lệ của người ta”.

Hoàng Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)

>>> Nghệ an xâm chiếm Trung ương và “nhuộm vàng” một số tỉnh

>>> Bộ Công an Việt Nam, “thùng rỗng kêu to”

>>> Tạo cơ chế lợi Đảng hại dân, một đặc sản của chế độ Cộng sản!

>>> Chính quyền “chơi bẩn”, dùng 331 tấn công 3 luật sư bào chữa Tịnh Thất Bồng Lai

Đảng cần đánh giá lại chính sách đối với Tây Nguyên