Link Video: https://youtu.be/5Xwfkuv5hRk
Ngày 19/5, RFA Tiếng Việt có bài “Đảng Cộng sản Việt Nam không công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm là “xúc phạm đảng viên và nhân dân””.
RFA dẫn quan điểm của Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cho biết, việc Đảng Cộng sản Việt Nam và ban lãnh đạo Đảng này quyết định không công bố trước toàn quốc dân kết quả lấy phiếu tín nhiệm là “không công khai, minh bạch” và là một sự “xúc phạm” đối với chính các đảng viên của Đảng này và người dân trong cả nước.
“Bởi vì như tôi nói, đây là công việc của cả một quốc gia”, Luật sư Đài nói, “vài chục triệu cử tri sẽ soi xét, xem xét đạo đức, tư cách, nhân cách, tài năng của mỗi một quan chức, chính trị gia, một con người, thì như thế sẽ tốt hơn việc chấm điểm của 200 ông bà, điều đó là rất rõ ràng”.
“Người dân Việt Nam chúng ta không phải là kém thông minh, và Đảng Cộng sản Việt Nam hành xử như vậy, làm việc phiếu lấy tín nhiệm kiểu như thế, mà không công bố công khai rộng rãi thì không chỉ là không công khai, minh bạch, mà còn là một sự xúc phạm đến một dân tộc, quốc dân với 100 triệu người dân!”
“Họ không chỉ coi thường 100 triệu người dân, mà họ còn coi thường ngay cả 5,2 triệu đảng viên Đảng Cộng sản của họ nữa. Họ không cho phép 5,2 triệu đảng viên Cộng sản đánh giá năng lực của chính những người lãnh đạo họ? Điều đó là không thể chấp nhận được ở trong một thế giới dân chủ như ngày hôm nay và ngay ở Việt Nam.”
Về mong muốn “ném chuột không vỡ bình”, Luật sư Đài cho rằng:
“Việc này hoàn toàn mâu thuẫn với nhau, bản thân ông Nguyễn Phú Trọng thường ví những quan chức dưới quyền của ông là “chuột” hay là “lươn” là “trạch”. Tôi thấy chưa có một vị lãnh đạo của một đảng phái chính trị ở xứ văn minh nào trên thế giới, lại ví những người đảng viên của đảng của mình, những quan chức dưới quyền của mình, khi mà họ được cho là mắc sai lầm, hay vướng vào những vấn đề như ‘tham nhũng’, ‘tham ô’, thì chỉ có Nguyễn Phú Trọng là người duy nhất trên thế giới mà ví những đảng viên của mình như vậy. Đấy là một sự khinh thường đối với những quan chức ở dưới quyền của ông ta.”
Ông Đài đặt vấn đề, “bản thân ông Nguyễn Phú Trọng nói rằng không có tham nhũng, không có tơ hào cái gì của dân, của nước, thế nhưng đó là tham nhũng về kinh tài, còn những dạng tham nhũng khác, như là tham nhũng quyền lực thì sao?”
Ông Trọng giữ quyền lực quá hai nhiệm kỳ là đã chà đạp lên Điều lệ Đảng để mà giữ quyền lực. Ông dành phần lớn thời gian chỉ để săn lùng, tìm những quan chức dưới quyền tham nhũng, nhưng trong khi đó, nhiều quan chức có vấn đề thì lại là những cánh tay phải, cánh tay trái luôn luôn được ở bên cạnh ông. Điều đó cho người dân Việt Nam thấy rõ rằng, đây không phải là một cuộc chiến để chống tham nhũng, mà nó chỉ mượn danh chống tham nhũng để mà đấu đá, tranh giành quyền lực mà thôi.
Luật sư Đài còn cho rằng, dưới thời của Tổng Trọng, nhất là gần đây, Đảng Cộng sản ngày một “lấn quyền”, “lấn sân” sang chính quyền, nhà nước và thao túng quyền lực.
Luật sư Đài nhận xét, dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, công việc của bên Chính phủ khá độc lập. Họ không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của bên Trung ương Đảng. Đến thời kỳ mà ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng, công việc bên Chính phủ còn độc lập một chút, song khi đó, quyền lực của ông Tổng Bí thư đã càng ngày càng cao.
Đến nhiệm kỳ thứ ba ngồi ghế Tổng Bí thư của ông Trọng, quyền lực của ông ta đã bao trùm lên cả Nhà nước, cả Chính phủ và tất cả mọi công việc. Và gần như lúc này, Đảng điều khiển toàn bộ công việc, dù là Thủ tướng hay là Chủ tịch nước, đều phải nghe theo sự chỉ đạo từ bên Đảng. Bất kỳ một nhân vật nào mà phản kháng, ví dụ như ông Nguyễn Xuân Phúc, thì bị cho “về vườn” và “ngã ngựa” ngay. Đến nay, không có một đường lối hay chính sách nào mà có thể thoát ra ngoài sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng cả.
Luật sư Đài dẫn câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng rằng, “bây giờ các quan chức mà tay đã ‘nhúng chàm’, thì hãy xin từ chức đi, rồi bồi thường, thì sẽ được tha thứ”. Và nhận xét, nói như thế thì tức là quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng gần như quyền lực của một ông vua rồi, ông ta có quyền tha hay là có quyền xử một quan chức tham nhũng tùy theo thái độ của người đó, ông ta như thế làm thay công việc của cơ quan Công an, cơ quan Viện Kiểm sát, cũng như Tòa án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Thực tế, ông Trọng đã “tha” cho nhiều quan chức, ví dụ ông Nguyễn Văn Bình, khi làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phạm nhiều lỗi lầm, nhưng một phần là thuộc phe cánh của ông Trọng, một phần có thể là “khéo ăn nói”, cho nên được ông Trọng tha cho.
Mặt khác, theo RFA, hôm 18/5, một nhà quan sát chính trị ở Việt Nam dấu tên cho biết, kết quả lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ Hội nghị Trung ương 7 đã có, tuy nhiên không được loan báo ra ngoài công khai. Theo đó, “tất cả đều đạt tín nhiệm từ hơn 60% trở lên”.
Xuân Hưng – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Hào quang rực rỡ” hàng thật và hàng dỏm. Sao vua Đàm chỉ có hàng dỏm?
>>> Bị phát hiện “mượn nhiều hoa, cúng Phật ít”, Thủy Tiên đang “định giá” danh dự rẻ hay mắc?
>>> Hội nghị TW7, ông Tổng tung “nhát chém” đầu tiên
>>> Buôn chổi đót xây biệt phủ, Nguyễn Văn Yên buôn gì sắm đồng hồ Patek Philippe 6,5 tỷ?
Đảng chống tham nhũng chỉ là nói trạng