Phải nói rằng, công cụ “lấy phiếu tín nhiệm” chính là một loại vũ khí mà ông Nguyễn Phú Trọng đã nặn ra, dùng để chiến với đồng chí của ông. Từ 11 năm trước, ông Trọng đã dùng chiêu này ép ông Nguyễn Tấn Dũng phải từ chức ở Hội nghị Trung ương 6 của Trung ương Đảng khóa 11. Lần đó ông Trọng đã không loại được ông Nguyễn Tấn Dũng, nhưng cũng gây ra sự đấu đá nội bộ khốc liệt nhất từ xưa đến nay. Dù ông Nguyễn Tấn Dũng đã về vườn từ lâu, nhưng dư âm trận đấu này cho đến này vẫn còn mang tính thời sự.
Như vậy rõ ràng là, ông Nguyễn Phú Trọng đã dùng công cụ lấy phiếu tín nhiệm để chia rẽ nội bộ Đảng chứ không ai khác. Kể từ đó tới nay, phe cánh trong Đảng Cộng sản cứ nổi lên hết lớp này đến lớp khác, và đó cũng là nguyên nhân ông Nguyễn Phú Trọng lập nên cái lò to đùng, để đốt củi của đối thủ, và cho đến nay, ông đốt mãi không hết.
Để chuẩn bị cho trận “kịch chiến” Hội nghị Trung ương 7 lần này, thì ngay từ tháng 2, ông Nguyễn Phú Trọng đã xúi ông Võ Văn Thưởng, lúc đó còn là Thường trực Ban Bí thư, thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
Có người cho rằng, đấy là hành động “mài kiếm” của ông Tổng Bí thư, chuẩn bị cho công cuộc luận tội ông Phạm Minh Chính, và cũng là công cụ để loại một số người thuộc phe cánh đối địch. Không biết tại Hội nghị Trung ương lần này, ông Nguyễn Phú Trọng có thành công hay không. Tuy nhiên, Quy định 96 này cũng sẽ là thành kiếm dùng để “trảm” nhiều người khác trong các lần Hội nghị Trung ương tiếp theo.
Ngay trong ngày khai mạc Hội nghị Trung ương 7, ngày 15/5, ông Nguyễn Phú Trọng đã lên lớp trước toàn Đảng của ông rằng, “Không để lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm gây chia rẽ nội bộ”. Cũng như bao nhiêu lần khác, ông ra quy định áp dụng cho tất cả, nhưng trừ ông ra.
Thật ra mà nói, hầu hết các thành viên khác trong Bộ Chính trị không có quyền lực đủ mạnh để sử dụng Quy định số 96 như ông Nguyễn Phú Trọng. Cho nên, khó có ai dùng Quy định này làm công cụ phục vụ cho ý đồ riêng, ngoài ông Trọng.
Ông Nguyễn Phú Trọng là thế, chính ông ra quy định phục vụ cho mục đích riêng, rồi ông lại hô hào phải thế này phải thế kia. Ví dụ như năm 2016, ở Đại hội Đảng lần thứ 12, khi đó ông Trọng đã quá tuổi ở lại Bộ Chính trị, lẽ ra ông phải rút lui. Nhưng không, ông lại vẽ ra một quy định quái đản mới, đó là “suất đặc biệt”. Suất này để đặc cách cho chính ông ngồi lại ghế Tổng Bí thư, dù đã quá tuổi. Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Dũng trẻ tuổi hơn ông Trọng lại bị “đá ra rìa”. Rồi đến Đại hội 13 cũng thế, ông Trọng lại dùng chính “suất đặc biệt” này để tự ban cho mình tiếp tục ngồi lại ghế Tổng Bí thư ở nhiệm kỳ thứ 3, mặc dù ông quá giới hạn 2 nhiệm kỳ, quá tuổi và sức khỏe không cho phép.
Ở kỳ Đại hội lần thứ 13, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng được hưởng xuất đặc biệt. Ông Phúc được xem là người thứ nhì sau ông Trọng được hưởng suất này. Nhưng cuối cùng, ông Phúc cũng bị ông Trọng loại khỏi vũ đài chính trị ở giữa nhiệm kỳ. Vậy là, ông Nguyễn Xuân Phúc “ăn ké” suất đặc biệt mà cũng không yên thân.
Theo thông tin chúng tôi nhận được, việc loại ông Phạm Minh Chính ra khỏi vũ đài chính trị thì không khó đối với ông Nguyễn Phú Trọng. Cái khó là, sau khi hạ ông Chính, liệu Đảng Cộng sản có nổi lên phe phái kịch chiến nhau hay không. Đây mới là vấn đề khiến ông Nguyễn Phú Trọng lo lắng.
Chính ông Nguyễn Phú Trọng “mài dao” để chiến đối thủ, nhưng giờ đây, ông lại sợ người khác dùng dao của ông để triệt hạ nhau. Trong Đảng Cộng sản, tại sao ông Trọng dùng Quy định 96 để chém loạn xạ, nhưng tại sao ông lại sợ người khác dùng nó. Hay là ông sợ “bị chém” như ông đã chém người khác?
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: