Ngày 9/9 vừa qua, vận động viên điền kinh Việt Nam Nguyễn Thị Oanh, lập kỳ tích giành 2 huy chương vàng SEA Games trong vòng 20 phút. Điều đáng nói là Ban tổ chức đã cố tình chơi khó Nguyễn Thị Oanh, khi xếp lịch thi đấu 2 nội dung chạy 1500m và 3000m vượt chướng ngại vật cách nhau chỉ 20 phút. Sau khi hoàn thành cuộc thi chạy 100m và đoạt huy chương vàng. Nguyễn Thị Oanh chỉ có đúng 10 phút nghỉ ngơi để bắt đầu đợt thi đấu tiếp theo.
Đây được xem là trường hợp rất khó, ai cũng nghĩ rằng, đợt thi đầu tiên đã vắt cạn sức của vận động viên Việt Nam, nhưng rồi cô cũng hoàn thành nốt nôi dung thứ hai với tấm huy chương vàng. Đấy là chiếc huy chương vàng thứ 3 của Nguyễn Thị Oanh, kết thúc SEA Games, cô đạt 4 huy chương vàng đóng góp vào vinh quang cho nền thể thao nước nhà.
Điều đáng nói là, Nguyễn Thị Oanh rèn luyện để có thành tích thần kỳ này bằng mức lương 7 triệu đồng, nhưng cô lại mang về vinh quang chung cho nền thể thao Việt Nam. Đấy là hào quang thực sự, hào quang tự tỏa sáng mà không cần phải bỏ tiền ra quảng cáo. Những giá trị thật, nó không phải dựa hoàn toàn trên vật chất, mà là dựa vào tinh thần là chính. Nếu nói dựa trên vật chất thì với mức lương 7 triệu, làm sao Nguyễn Thị Oanh có thể đạt thành tích phi thường đến thế?
Hữu xạ tự nhiên hương, đã làm được điều thần kỳ thực sự, đã mang lại vinh quang cho nền thể thao nước nhà, thì không cần phải họp báo với khẩu hiệu “Đức vua – Hào quang rực rỡ” như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã làm. Để xây dựng nên một bộ phim tự sướng, tự tô vẽ hào quang cho bản thân, Đàm Vĩnh Hưng đã đổ ra hàng núi tiền để làm điều đó.
Đàm Vĩnh Hưng, một ca sĩ ngông cuồng muốn dẫn dắt xã hội vào hố sâu sùng bái cá nhân. Cả đất nước Việt Nam đã bị Đảng Cộng sản nhồi sọ và sản sinh ra nhiều thế hệ thiếu tư duy độc lập, sống không biết tự suy luận nên thấy ai có “hào quang” là sùng bái, cho dù đó là hào quang tự vẽ.
Đàm Vĩnh Hưng làm bộ phim “Hoàng đế – Hào quang rực rỡ”, là cách mà anh ta muốn lợi dụng nền giáo dục nhồi sọ, để dẫn lớp trẻ lún sâu hơn nữa vào con đường cuồng tín. Đấy là ý đồ rất độc hại cho xã hội. May thay, cư dân mạng đã chứng tỏ rằng, họ sáng suốt, và phản đối cách làm phim tạo hào quang dỏm rất độc hại này.
Giả sử như, nếu Đàm Vĩnh Hưng không bị vấp phải phản ứng của xã hội, thì sau bộ phim đó ai được gì, ai mất gì?
Người được sẽ chính là Đàm Vĩnh Hưng, anh ta sẽ thỏa mãn cái tôi ngông cuồng, thỏa mãn cái tính háo danh. Nhưng ai sẽ mất mát? Đó là giới trẻ bị Đàm Vĩnh Hưng dẫn đi lạc lối, một lớp trẻ cuồng tín và đó là mối nguy rất lớn cho xã hội.
Với một con người dẫn dắt lớp trẻ đi vào con đường lạc lối, thì đấy đâu phải là “hào quang”? Có chăng thứ hào quang tự xưng của Đàm Vĩnh Hưng chỉ là đồ dỏm, là thứ hào quang trá hình. Nó không đóng góp gì cho xã hội, mà còn làm vẩn đục xã hội nữa là khác.
Hào quan thực thì phải đi từ cái thực tâm, đi từ sự khiêm tốn, đi từ sự cống hiến vô vị lợi. Nguyễn Thị Oanh – cô gái nhỏ nhắn nhưng có nghị lực phi thường. Vượt qua khó khăn tài chính, nhiệt tình luyện tập vì màu cờ sắc áo và thành quả đã đến. Thành quả đó là hào quang thực sự. Trái ngược với loại hào quang tự xưng của Đàm Vĩnh Hưng, thứ hào quang đó chỉ là hàng dỏm, cho dù nó có áo bên ngoài bằng một núi tiền.
Có người nhận xét rằng, tuy xã hội Việt Nam bị Cộng sản phá tan nát, nhưng cũng còn đó những giá trị cốt lõi. Cộng đồng mạng phát hiện ra thứ hào quang “hàng dỏm” của Đàm Vĩnh Hưng, là dấu chỉ xã hội này còn đó những cặp mắt biết phân minh trắng đen phải trái. Những cặp mắt đó sẽ là mầm tốt cho thời kỳ “hậu Cộng sản”.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)