Link Video: https://youtu.be/LWV_76Be20Q
Ngày 5/5, blog Trân Văn trên VOA Tiếng Việt có bài “Chỉ mong bà Dung không… đột tử trong tù”.
Theo đó, do tác động của mạng xã hội, một số cơ quan hữu trách và cơ quan truyền thông chính thức đã lên tiếng về phán quyết mà Tòa án huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã tuyên hôm 24/4 đối với bà Lê Thị Dung, 52 tuổi, cựu Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên.
Tác giả dẫn ý kiến của Bộ Giáo dục Đào tạo cho biết, đã “trao đổi trực tiếp với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An” về chuyện bà Dung bị phạt năm năm tù, và mong muốn “không để xảy ra oan, sai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công dân nói chung, nhà giáo nói riêng”.
Tác giả nhận xét, điểm đầu tiên đáng chú ý là vào thời điểm đó, đại diện Sở Giáo dục Nghệ An khẳng định với báo giới, rằng nơi này không nhận được bất kỳ ý kiến, văn bản nào từ Bộ Giáo dục về chuyện bà Dung. Điều đó cho thấy, việc Bộ Giáo dục “trao đổi” với Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An sau khi “nắm được sự việc”, dường như chỉ vì “sự việc” đang gây ra trận bão dư luận.
Sở Giáo dục Nghệ An – nơi liên quan đến giáo giới trực tiếp và mật thiết hơn – cũng không thèm bận tâm đến việc viên chức trong hệ thống giáo dục của mình, bị “truy cứu trách nhiệm hình sự” là đúng hay sai. Họ khẳng định không biết gì về “Quy chế chi tiêu nội bộ”, và vì chính quyền huyện Hưng Nguyên là nơi quản lý các hoạt động ngoài chuyên môn của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, nên 5 năm qua, Sở không thanh tra trung tâm này.
Tác giả phân tích, nhìn một cách tổng quát, xét về ý thức trách nhiệm đối với giáo giới, Bộ Giáo dục có phần nhỉnh hơn Sở Giáo dục Nghệ An. Nhưng xét về việc tôn trọng “luật pháp Xã hội Chủ nghĩa” thì Sở Giáo dục Nghệ An khá hơn, vì đã cố gắng tỏ ra có biết về sự “độc lập” của tòa án. Việc Bộ Giáo dục “trao đổi” với Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An không chỉ cho thấy sự vô pháp, mà còn vô tình “vạch áo cho người xem lưng”, vô tình minh định nguyên tắc “xét xử độc lập” chỉ là một thứ bánh vẽ để trang điểm cho “dân chủ Xã hội Chủ nghĩa”.
Nếu “pháp chế Xã hội Chủ nghĩa” thật sự nghiêm minh, thì không thể cho phép một cơ quan thuộc nhánh hành pháp như Bộ Giáo dục, bỏ qua Tòa án và Viện Kiểm sát, đến thẳng Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An. Cách xử sự của Bộ Giáo dục cho thấy, dường như Bộ chỉ có nhu cầu hướng “mũi dùi” của dư luận sang chỗ khác!
Tác giả tiếp tục nêu nhận xét, điểm thứ hai đáng chú ý là, dẫu Tòa án huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đã trở thành tâm của trận bão dư luận, khiến mức độ bất bình, căm phẫn của công chúng càng ngày càng cao, nhưng ngành Tòa án và ngành Kiểm sát vẫn lặng thinh. Có lẽ, theo tác giả, phản ứng này là do “mũi dùi” của dư luận chỉ chĩa vào “công lý” và “pháp chế Xã hội Chủ nghĩa”, chứ không nêu đích danh hai cơ quan này.
Cơ quan duy nhất trong ngành tòa án đã lên tiếng về bản án sơ thẩm mà Tòa án huyện Hưng Nguyên đã tuyên đối với bà Dung, là Tòa án tỉnh Nghệ An. Song, việc lên tiếng này chỉ vì bà Dung đã kháng cáo và vì dư luận, nên Tòa án tỉnh Nghệ An đã yêu cầu Tòa án huyện Hưng Nguyên báo cáo để “nghiên cứu, đánh giá khách quan, xét xử theo đúng quy định pháp luật”.
Tác giả dẫn quan điểm của ông Vũ Văn Tính, Giảng viên Khoa Pháp luật của Học viện Hành chính quốc gia, phát biểu trên báo Tuổi Trẻ cho rằng, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án này đã “áp dụng pháp luật sai, mức án thiếu nhân văn”. Một thẩm phán của Tòa Hình sự Tòa án TP. HCM cũng bảo với tờ Tuổi Trẻ rằng, Tòa án huyện Hưng Nguyên đã áp dụng sai một Nghị quyết mà Tòa án Tối cao đã ban hành, nên “quyết định hình phạt không đúng, dẫn đến phán quyết thiếu nhân văn, không phù hợp với mức độ và hành vi phạm tội”.
Tác giả cho rằng, “dư luận” đã phơi ra nhiều lý do khiến bà Dung bắt đầu “lên bờ, xuống ruộng” cách nay chừng mười năm. Đó là việc bà phản đối Giám đốc Sở Giáo dục Nghệ An “tuyển dụng chui”, khiến chính quyền tỉnh phải yêu cầu ông ta “rút kinh nghiệm”. Việc bà liên tục khiếu nại chính quyền huyện Hưng Nguyên “khiển trách” bà sai, khiến chính quyền tỉnh Nghệ An phải yêu cầu lãnh đạo huyện “kiểm điểm những cá nhân đã tham mưu việc ra quyết định kỷ luật” bà.
Tác giả nêu lên một loạt những khuất tất của vụ án, như: Tại sao sau khi quyết định khởi tố, công an phải vào tận trường còng tay, áp giải bà Dung, dù tính chất, mức độ của vụ án không tới mức cần phải làm như vậy. Tại sao phải áp dụng hình thức “biệt giam” bà Dung trong hơn một năm. Tại sao Hội động xét xử lại đuổi hai luật sư bào chữa cho bà Dung ra ngoài, để buộc bà phải “tự bào chữa”. Tại sao khi tuyên án, Hội đồng xét xử lại công khai dằn mặt bà Dung rằng, sở dĩ bà phải lãnh 5 năm tù, vì “không chịu nhận tội, không chịu khắc phục hậu quả”… Và tại sao Tòa án tỉnh Nghệ An không cho bà được “tại ngoại hầu tra” trong thời gian chờ phúc thẩm, mà vẫn “gia hạn tạm giam” bà thêm 45 ngày nữa.
Tác giả cho biết, tới nay, bà Dung vẫn cương quyết không nhận tội, vẫn kháng cáo. Tuy nhiên, tác giả lo ngại rằng, với những gì đã biết và đang thấy ở Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với tình trạng sức khỏe như bác sĩ đã xác nhận trước tòa, ai dám chắc bà Dung không đột tử trong tù!
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phan Văn Mãi giam không án đối với Nguyễn Phương Hằng đến bao giờ?
>>> Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Tô Đại tướng, chuột dám vờn mèo!
>>> Thủ tướng gia cố quân đội, củng cố “tuyến phòng thủ” trước ông Tổng
>>> Đại gia gặp đại hạn, sau Dr. Thanh, Vũ Trung Nguyên bị “họa đất vùi”?
Vietnam Airlines vẫn mập mờ về vụ phi công dương tính với ketamine