Những dự án đầu tư của nhà nước mời nhà thầu Trung Quốc, xưa nay luôn mang lại cho phía Việt Nam những quả đắng. Rất nhiều dự án trên khắp Việt Nam với chi phí bỏ ra rất cao, mặc dù giá bỏ thầu ban đầu rất thấp. Hiện tượng này gây lãng phí rất lớn cho ngân sách nhà nước. Những quan chức đã quyết định cho Trung Quốc thực hiện dự án là những người cần phải xem lại tư cách đạo đức và khả năng lãnh đạo. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có ra tay dọn rác trong các dự án này hay không?
Những dự án bê bối có thể kể ra như sau:
- Khu gang thép Thái Nguyên, chỉ làm ra gang, không làm ra thép;
- Phân đạm Hà Bắc, chỉ ra đạm nước không ra đạm hạt, đất đai quanh vùng ô nhiễm, lúa ra bông nhưng không ra hạt;
- Cầu Thăng Long: do Trung Quốc thi công từ 1974 đến 1978, được 9 trụ cầu thì bỏ dở, rút công nhân về nước. Sau đó được Liên Xô đầu tư tiếp đến 1985 thì hoàn thành.
- Nhà máy điện Ninh Bình chạy than, xả khói gây ô nhiễm khu dân cư;
- Nhà máy đạm Ninh Bình mỗi năm thua lỗ 30 – 50 tỷ;
- Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Trung Quốc thực hiện) nay đã đắp chiếu, không có công nghệ xơ sợi tiên tiến nào được thực chuyển giao. Gần 8.000 tỷ đồng đã bay theo mưa gió (tương đương khoảng 400 triệu đô);
- Dự án Nhôm Boxit Tây Nguyên: đã bị các nhân sĩ trí thức, các nhà khoa phản đối, mọi thông số đều không khả thi và thiệt hại lâu dài nhãn tiền. Và đến nay mọi hậu quả đã thấy rõ ràng, ngắn gọn là về kinh tế thì tính toán ban đầu sai bét, lỗ vốn 3.700 tỷ, sập bẫy nhà thầu Trung Quốc và “âm mưu” nhiều bề về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đấy là những dự án điển hình. Tại Hà Nội, dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã chậm tiến độ ra sao, đã đội vốn như thế nào, thì vấn đề này đã được báo chí nói rất nhiều từ hơn 10 năm qua. Điều đáng nói là, các dự án mà Trung Quốc cho vay vốn, thường là những bẫy nợ khiến các nước nghèo không thể rút ra được.
Phương thức ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc vốn đã quá nổi tiếng thế giới từ nhiều năm qua. Rất nhiều các quốc gia nghèo đã dính bẫy và nước gần Việt Nam nhất dính bẫy là Lào, nước này đã không thể giãy giụa để thoát được.
Việc ngoại giao bẫy nợ thành công dựa vào sự bất lực, sự tham lam và bất tài của lãnh đạo tại các quốc gia nghèo. Ngay tại thành phố Hà Nội, chính sự thiển cận, thiếu tầm nhìn và không loại trừ khả năng lãnh đạo tham lam, nên ông Phạm Quang Nghị cựu Bí thư Hà Nội và ông Nguyễn Thế Thảo, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, đã rước của nợ về, đặt tại ngay trung tâm thành phố. Đây là bài học lớn cho các thế hệ lãnh đạo Hà Nội, tuy nhiên, có vẻ như ông Đinh Tiến Dũng và ông Trần Sỹ Thanh đang bước vào vết xe đổ của hai ông cựu lãnh đạo Hà Nội trước đây.
Ngày 11/4, tại Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng đã tiếp ông Hùng Ba, Đại sứ của Trung Quốc tại Việt Nam. Ông Hùng Ba đến gặp ông Đinh Tiến Dũng bàn chuyện hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương của Trung Quốc. Đặc biệt là ông Dũng muốn Trung Quốc triển khai tuyến đường sắt Hà Đông – Xuân Mai.
Như vậy là ông Đinh Tiến Dũng đã bất chấp lòng dân, muốn Hà Nội tiếp tục rơi vào cái bẫy của Trung Quốc. Nếu là sập bẫy lần đầu thì có thể biện minh rằng, mình là nạn nhân. Nhưng sập bẫy lần hai thì đấy là sự cố ý chứ không phải là bị gài bẫy. Việc mời Trung Quốc tiếp tục làm dự án đường sắt Hà Đông – Xuân Mai là sự thách thức đối với toàn dân.
Một khi lãnh đạo cố tình đạp lên lòng dân để làm dự án với Trung Quốc, thì câu hỏi đặt ra là, mục đích của ông Đinh Tiến Dũng là gì? Vì dân thì không phải, vì Hà Nội thì càng không phải. Vậy thì chỉ có thể là vì bản thân ông mà thôi. Vậy mời Trung Quốc vào làm dự án, ông Đinh Tiến Dũng được lợi gì, lợi về kinh tế hay lợi về chính trị? Tuy nhiên, dù lợi gì thì ông Đinh Tiến Dũng cũng đang đùa với lửa đạn khi cố tình phớt lờ ý dân.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)