Trước đây, TP. HCM tách huyện Thủ Đức thành 3 quận gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Ba quận này tồn tại một thời gian, thế rồi đến năm 2019, 3 quận này lại được sáp nhập thành thành phố Thủ Đức. Cách làm của chính quyền Cộng sản không có gì gọi là lớn lao, họ chỉ cố làm sao cho mọi vấn đề trở nên rối rắm và phức tạp, sau đó họ lại quay trở lại cách cũ, để “tinh gọn” nó lại.
Sau 30/4/1975, chính quyền Cộng sản cho nhập các tỉnh lại với nhau thành các tỉnh lớn. Ví dụ như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên cho nhập lại thành tỉnh Bình Trị Thiên. Hay như hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi cho nhập lại thành Nghĩa Bình. Khánh Hòa và Phú Yên nhập lại thành Phú Khánh vv… rồi sau đó, họ lại tách tỉnh ra.
Việc nhập và tách tỉnh kéo theo sự thay đổi nhiều vấn đề, từ việc sắp xếp lại các cơ quan, thay đổi giấy tờ tùy thân của công dân vv… Những việc này chẳng có tác dụng gì đối với đời sống xã hội, mà chỉ làm cho phức tạp hơn mà thôi. Sau khi nhập, dân đang sống ổn định thì lại tách. Họ cứ làm đi làm lại như thế gây tốn kém tiền bạc và nhân lực xã hội một cách không đáng có.
Trong truyện cổ dân gian có câu chuyện “Cây tre trăm đốt”, có anh chàng ngốc đi tìm cây tre trăm đốt mà tìm mãi không ra. Thế là ông tiên cảm động ban cho anh một phép thần thông, có thể biến trăm đốt tre thành một cây tre trăm đốt và ngược lại. Hễ anh hô “khắc nhập khắc nhập” thì trăm đốt tre gắn kết lại thành cây tre trăm đốt. Hễ anh hô “khắc xuất khắc xuất” thì cây tre trăm đốt biến thành trăm đốt tre. Anh này làm như thế mục đích là để thỏa sự đòi hỏi ngông cuồng của gã phú hộ.
Trở lại câu chuyện chính quyền Cộng sản chuyên làm chuyện không đâu, như tách đơn vị hành chính ra, rồi sau đó nhập lại, hoặc nhập lại rồi sau đó lại tách ra. Đấy là cách làm của bộ máy chính quyền chỉ biết chiều theo ý của những người đứng đầu Đảng, những kẻ không có chuyện gì để làm, nên mới ra điều kiện cho cấp dưới làm thế. Những quyết định kiểu “khắc nhập” rồi lại “khắc xuất” trong việc sắp xếp đơn vị hành chính chả có tác dụng gì ngoại trừ gây rối rắm, hao tốn nhân lực và tiền bạc của xã hội.
Tại kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đã trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030. Rồi lại cũng “khắc nhập” “khắc xuất” làm loạn cả lên.
Bà Phạm Thị Thanh Trà lần này đóng vai trò như một “mụ phù thủy”, có thể băm nhỏ các đơn vị hành chính, và cũng có thể sáp nhập các đơn vị hành chính. Dự kiến, Nghị quyết này sẽ được đưa vào thực hiện trong năm 2026. Không biết để làm gì.
Sự ổn định của các đơn vị hành chính giúp cho ngân sách tiết kiệm được một số không ít. Ngân sách nói cho cùng cũng là tiền thuế của dân. Nếu Bộ Nội vụ không có việc gì để làm, thì nên thu hẹp quy mô để tiết kiệm thêm cho ngân sách. Chứ không nên vì không việc gì để làm, lại đi vẽ ra những dự án vô bổ, làm hao tổn nhân lực, hao tổn tiền của xã hội. Làm vậy thì chẳng khác nào “làm loạn”.
Ở Việt Nam, hễ có dự án thì quan chức có lại quả, thế nên, quan chức mới có đủ tiền để xây biệt phủ, mua xe sang, cho con ăn học nước ngoài và thậm chí mua nhà ở nước ngoài. Việc vẽ ra những dự án vô bổ để rút tiền ngân sách, đó là một cách để kiếm chác. Làm quan phải biết vẽ ra những thứ như thế.
Bà Phạm Thị Thanh Trà đã giúp em trai bà là ông Phạm Sỹ Quý có được vị trí tốt trong chính quyền tỉnh Yên Bái, và ông này đã có một biệt phủ rộng lớn, nguy nga làm dậy sóng mạng xã hội một thời. Có lẽ bà Trà kiếm không ít hơn em trai mình, tuy nhiên, bà không khoe mẽ như ông em non nớt của bà. Qua cách làm dự án, bà Trà cho thấy, bà là người giỏi vẽ dự án như thế nào.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-xa-huyen-nao-tren-ca-nuoc-se-duoc-sap-nhap-20230321084945920.htm
https://vnexpress.net/xem-xet-viec-sap-nhap-don-vi-hanh-chinh-cap-tinh-tu-nam-2026-4326250.html