Link Video: https://youtu.be/UrGXgccAI5U
Đài Á Châu Tự do (RFA) Tiếng Việt ngày 16/3 loan tin, “Tàu Trung Quốc “nhan nhản” trên vùng biển Việt Nam”.
Theo bài báo, nhiều tàu dân quân biển và tàu cá Trung Quốc đã xuất hiện và tụ tập thành đoàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông – một tổ chức nghiên cứu của Việt Nam sử dụng dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho biết.
RFA dẫn Dự án Đại Sự ký Biển Đông (SCSCI) cho biết, một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc, tàu Hải Dương Địa chất 4, cũng đã lảng vảng bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và điều này cho thấy, có thể đã có “một hoạt động nào đó” tại đây. SCSCI cho biết thêm, số lượng tàu Trung Quốc trong khu vực EEZ của Việt Nam đã tăng đáng kể trong hai tuần đầu của tháng ba, gần gấp ba lần số lượng quan sát được vào cuối tháng hai. Dữ liệu này thu thập được từ tín hiệu của hệ thống nhận diện tự động (AIS) truyền của những con tàu này.
Các tàu đánh cá và tàu dân quân biển thường được Cảnh sát biển Trung Quốc hộ tống.
Trong khi đó, RFA cho biết, tàu nghiên cứu và khảo sát Hải Dương Địa chất 4 của Trung Quốc đã có mặt trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát và ở đó hơn 17 tiếng trong ngày 15/3.
Nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn im lặng, chưa có bình luận gì về vấn đề này.
Người Việt Nam đã từng nhiều lần biểu tình phản đối những hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông trong nhiều năm qua, từ 2007. Đa số các cuộc biểu tình này đều là tự phát của người dân và chính quyền thì luôn tìm mọi cách để ngăn cản, phá rối.
Mỗi lần Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, chính quyền Hà Nội chỉ lên tiếng phản đối chiếu lệ quan phát ngôn viên Ngoại giao và thường phản ứng rất chậm chạp. Chính vì vậy mà nhiều người dân cho rằng, chính quyền này đã nhượng bộ chủ quyền cho Trung Quốc, thậm chí, nói nặng lời hơn là “bán nước”.
Vụ việc căng thẳng nhất cho đến nay là vụ Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam vào năm 2014. Khi đó, đi cùng giàn khoan Hải Dương 981 còn có hàng chục tàu chấp pháp Trung Quốc theo bảo vệ. Việt Nam cũng gửi ra rất nhiều tàu để ngăn cản, theo dõi, nhưng giữa hai bên cũng chỉ dừng lại ở màn đấu vòi rồng. Sự kiện này đã dẫn đến rất nhiều cuộc biểu tình phản đối của người dân ở Sài Gòn và Hà Nội. Sau 2 tháng rưỡi, Trung Quốc đã rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
RFA cho biết, Trung Quốc đã và đang tiến hành cái gọi là “các chiến dịch vùng xám“, sử dụng các lực lượng phi truyền thống như dân quân biển để đạt được các mục tiêu kinh tế và an ninh.
Philippines, một quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cũng thường xuyên cáo buộc các tàu dân quân biển Trung Quốc tràn vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Gần đây nhất, vào ngày 4/3, RFA cho hay, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines cho biết đã phát hiện thấy hơn 40 tàu dân quân biển nghi là của Trung Quốc trong khu vực ngoài khơi cách đảo Thị Tứ 4,5 đến 8 hải lý.
Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc phần lớn được tổ chức bởi các công ty đánh cá lớn của nước này. RFA cho hay.
RFA dẫn Sách trắng Quốc phòng năm 2010 của Trung Quốc, theo đó, họ tuyên bố rằng họ có 8 triệu dân quân trên toàn quốc, bao gồm cả dân quân biển.
Ý đồ muốn độc chiếm Biển Đông là một mưu đồ lớn và lâu dài của Trung Quốc và các thế hệ lãnh đạo của họ đã từng bước, từng bước thực hiện điều này. Bắt đầu từ việc công bố những yêu sách về hải phận của họ vào năm 1958 và việc âm thầm vẽ ra bản đồ hình lưỡi bò trên Biển Đông. Với Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, họ đã chiếm toàn bộ quần đảo này. Đến nay, họ đã xâm chiếm rất nhiều đảo, đá ở Trường Sa và tiến hành cải tạo chúng thành những đảo nhân tạo với sân bay và kho bãi quân sự.
Chúc Anh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Tướng công an kiêm trùm tội phạm, Việt Nam được mấy Đỗ Hữu Ca vậy ông Tổng?
>>> Được Tô Lâm “cấy thêm vây”, Đinh Văn Nơi cho hốt ổ ở Cẩm Phả
>>> Novaland đang thở chút hơi tàn, No – Vin ngã lăn, hàng loạt ruồi muỗi đến hồi tắt thở?
Người Việt đem theo thói quen tiểu nông vào nghề nail ở Mỹ