Đầu tư công là phần cốt lõi trong chính sách tài khóa, nó quyết định sức khỏe của nền kinh tế. Thành phố có nền kinh tế thành phố, tỉnh có nền kinh tế tỉnh, quốc gia có nền kinh kinh tế quốc gia. Nếu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố mà không khai thông được nguồn vốn đầu tư công, thì đấy là sự yếu kém đáng bị cách chức, bởi nó ảnh hưởng đến nền kinh tế của toàn tỉnh.
Sáng 1/2, trong một buổi Hội nghị Tổng kết công tác chăm lo Tết Quý Mão và sơ kết tình hình kinh tế – xã hội tháng 1, đề ra nhiệm vụ tháng 2/2023 do Ủy ban Nhân dân TP. HCM tổ chức. Ông Phan Văn Mãi đã nói rằng, ông ta tự hạ bậc thi đua vì giải ngân đầu tư công thấp.
“Tôi, chị Mai (bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở KH-ĐT TP. HCM), Phó Giám đốc phụ trách đầu tư công, các trưởng ban lớn, người đứng đầu các chủ đầu tư giải ngân 0 đồng, sẽ không được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2022. Với vai trò nêu gương của người đứng đầu, tôi xin tự hạ một bậc thi đua vì cũng có phần trách nhiệm trong vấn đề giải ngân đầu tư công không đạt chỉ tiêu đề ra”.
Nghe thì nhẹ nhàng, nhưng thực ra, hậu quả của việc chỉ đạo yếu kém không khai thông dòng tiền đầu tư công là rất nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp nhận thầu sẽ lâm vào khó khăn và có thể bị phá sản, nguy hại hơn là nó có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền đối với nền kinh tế, bởi sự yếu kiếm của người đứng đầu bộ máy Chính quyền thành phố.
Đầu tư công trong cơ chế rối rắm, không minh bạch của chế độ này hầu như rất khó để giải ngân hết. Câu nói này được xem như là lời thú nhận rằng, chính ông Mãi đã bất lực không hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Cũng về vấn đề đầu tư công, nhưng mà trên toàn quốc. Ngày 15/3, ông Phạm Minh Chính đã phân công 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng thủ lĩnh dẫn 5 “mũi giáp công” đi đôn đốc giải ngân đầu tư công. Đây là vấn đề rất cấp bách, nó liên quan đến sức khỏe nền kinh tế.
Mũi số 1 do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Tổ trưởng; mũi số 2 do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng; mũi số 3 do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Tổ trưởng; mũi số 4 do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng; mũi số 5 do Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng.
5 “mũi giáp công” này sẽ kiểm tra xem các dự án đầu tư công tại các tỉnh, các thành phố và các bộ bị kẹt nguồn vốn như thế nào? Đây là khối lượng công việc rất lớn, được xem như là ngoài khả năng của 5 mũi giáp công này.
Được biết, với một đơn vị hành chính địa phương như TP. HCM mà ông Phan Văn Mãi còn bó tay thì với quy mô toàn Việt Nam, liệu ông Phạm Minh Chính có làm được hay không? Câu trả lời thì đã rõ. Tuy nhiên, ông Phạm Minh Chính vẫn phải làm, vì sao?
Đối thủ của ông Phạm Minh Chính là ông Vương Đình Huệ, ông Huệ là người có chuyên môn về kinh tế mà lại đang nắm cơ quan có quyền giám sát Chính phủ. Nếu không làm thì rất có thể Vương Đình Huệ lại đi “mách” Nguyễn Phú Trọng, thì phe Tổng lại có cớ “dần” phe Chính.
Như vậy, phải xông pha mà chiến, dù biết trận chiến này không hề dễ dàng đối với ông Thủ tướng một chút nào. Cứ xông pha trước đã, nếu làm không được thì chuyện đó tính sau. Thậm chí có thể thúc đẩy để dòng tiền đầu tư công ít bị nghẽn hơn, cũng là một lý do để thoát tội. Cho nên chiến là việc bắt buộc ông Phạm Minh Chính phải làm.
Đầu tư công là vấn đề nan giải từ nhiều năm qua. Bất kể đời Thủ tướng nào cũng để bị nghẽn, nó thuộc về bản chất của chế độ. Khả năng lãnh đạo yếu kém, cơ chế đầy lỗ hổng, bộ máy thì đầy tham nhũng, nên khó lòng mà khai thông được.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo:
https://vietnamnet.vn/chu-tich-tp-hcm-tu-ha-bac-thi-dua-vi-giai-ngan-dau-tu-cong-thap-2105619.html
https://vietnamnet.vn/3-pho-thu-tuong-va-2-bo-truong-don-doc-giai-ngan-dau-tu-cong-2120740.html