Link Video: https://youtu.be/FrWgWaMrudo
Dư luận Việt Nam đang xôn xao về sự việc ca sĩ gạo cội Tuấn Ngọc hát sai lời bài hát “Tình bơ vơ” của cố nhạc sĩ tài hoa Lam Phương. Trong video, Tuấn Ngọc hát “Trời vào thu, chiều nay buồn lắm em ơi”, thay chữ “Việt Nam” bằng chữ “chiều nay”. Video này hiện đã bị gỡ bỏ trên kênh YouTube tên Mây Lang Thang.
Sự việc này đã dẫn đến nhiều quan điểm trái chiều. Có quan điểm gay gắt cho rằng, Tuấn Ngọc hát như vậy là để né tránh đụng chạm đến quan điểm của chính quyền, là một sự thỏa hiệp. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng, đây chỉ là sự nhầm lẫn cá nhân.
Bình luận về sự việc này, BBC News Tiếng Việt hôm 12/3 dẫn lời nhà báo Mạnh Hà của báo Tiền Phong, cho biết:
“Mới tối 7 – 8/3, Bằng Kiều và Minh Tuyết hát “Tình Bơ Vơ” tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội vẫn trung thành với bản gốc. Bài hát cũng dạo gần đây cũng vẫn được Lệ Quyên hay Đàm Vĩnh Hưng thể hiện đúng lời. Nên tôi cho rằng trường hợp của Tuấn Ngọc chỉ là một nhầm lẫn cá nhân.”
Nhà báo Mạnh Hà nhận xét thêm, “Việc hát đúng lời một bài hát đi cùng năm tháng, ngoài việc tôn trọng sáng tạo trí tuệ của nhạc sĩ, thì cũng là tôn trọng lịch sử. Cũng có thể nhà tổ chức Mây Lang Thang từng gặp vấn đề với việc để Khánh Ly hát “Gia tài của mẹ” nên đã tỏ ra thận trọng quá mức trong trường hợp này chăng?“.
Mặt khác, BBC cho biết, việc ca sĩ Tuấn Ngọc hát sai lời đã vấp phải làn sóng phản ứng giận dữ từ một số khán giả ở cả Việt Nam lẫn hải ngoại. Có ý kiến cho rằng nam ca sĩ gạo cội và đơn vị sản xuất đã “tự kiểm duyệt” với cụm từ ‘thu Việt Nam buồn lắm’, để tránh bị chính quyền Việt Nam xem là ám chỉ đến sự kiện tháng 8/1945.
BBC dẫn một quan điểm khác của nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An, nhà sáng lập của Hiệp Hội Vaca, về sự việc này.
“Một điều quan trọng là: Từ mấy chục năm nay hầu như bất cứ ca khúc của các nhạc sĩ trước năm 1975 đều bị hát sai một chỗ nào đó. Đây là diễn đàn chung cho các nhạc sĩ xác nhận dòng nhạc cũng như lời nhạc theo đúng với nguyên bản.”
BBC cho biết, tác giả tuyển tập nhạc nổi tiếng ‘Những Bài Không Tên’, hiện đang sống tại Hoa Kỳ, nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ tác quyền trong cộng đồng người gốc Việt ở hải ngoại.
“Chúng ta nên chung tay xây dựng một sinh hoạt nghệ thuật tốt đẹp hơn ở hải ngoại. Mấy chục năm qua, việc sửa lời, không giới thiệu tên tác giả, không trả tác quyền đã trở nên quá phổ biến ở hải ngoại. Người ta đã cho những việc ấy là đương nhiên, bất chấp vi phạm luật pháp và đạo đức. Cần xây dựng lại ý thức đứng đắn trong những người tổ chức show, các ca sĩ, nhắc nhở họ tôn trọng, hỏi ý kiến tác giả, hát đúng nguyên bản, trả tác quyền đầy đủ,” nhạc sỹ Vũ Thành An viết cho BBC ngày 12/3.
Ở Việt Nam, các ca khúc ra đời tại miền Nam trước năm 1975, hay còn gọi là “nhạc vàng” đã có một thời gian bị cấm phát thanh và cấm lưu hành, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Từ tháng 12/2020, Chính phủ Việt Nam đã bỏ lệnh cấm biểu diễn cho các ca khúc này với Nghị định 144/2020/NĐ-CP, và thay vào đó quản lý bằng hậu kiểm.
Tức là các ca sĩ, nhà tổ chức phải tự ‘soi xét‘ xem bài hát mình lựa chọn có vi phạm 4 điều cấm, như “cấm chống phá Nhà nước“, “cấm xuyên tạc lịch sử“…, trong Nghị định hay không.
Trước đó, vào tháng 3/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành năm ca khúc trước 1975, trong đó có “Con đường xưa em đi“, sau đó thu hồi quyết định này. BBC cho hay.
Vào tháng 9/2022, show diễn có sự tham gia của ca sĩ Khánh Ly đã bị hủy do, “cắt điện để kiểm tra vì mục đích an toàn“. Tháng 11/2022, ca sỹ Chế Linh một lần nữa “bị cấm hát”. Đây là những sự kiện mới nhất liên quan đến kiểm duyệt đối với các ca khúc miền Nam trước 1975.
Trong khi đó, Show diễn của Trung tâm Thúy Nga Paris tại Bangkok ngày 15 và 16/10/2022 đã thu hút 10.000 khán giả, có những người bay từ Úc, Mỹ… sang Thái Lan, nhưng đa số là từ Việt Nam sang, vẫn theo tin từ BBC.
Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Triều đại” Nguyễn Phú Trọng còn bao lâu? Võ Văn Thưởng dựa dến bao giờ?
>>> Bung núi tiền “giải bí” cho Nguyễn Thanh Nghị, Phạm Minh Chính đang “đánh bạc”!
>>> Võ Văn Thưởng cố tránh dớp, nội lực yếu dễ “sụm”
Dù đã đối thoại thành công nhưng người Việt ở Ba Lan vẫn xuống đường