Cho đến thời điểm này, thực tế cho thấy, bà Bộ trưởng Bộ Y tế không đủ khả năng xử lý khủng hoảng y tế. Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viên Bạch Mai, đều rơi vào tình trạng thiếu thuốc, thiếu thiết bị vật tư y tế. Gần như bà Đào Hồng Lan để cho tình hình Bộ Y tế tự trôi, chứ bà không xông xáo giải quyết vấn đề nguy cấp. Sức khỏe toàn dân đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Vụ khủng hoảng thuốc men và vật tư y tế hiện nay là trách nhiệm thuộc về Bộ trưởng Bộ y tế, tuy nhiên khi Bộ trưởng không xử lý, thì trách nhiệm này lại đổ lên vai người khác. Hiện nay đã có 2 người phải chạy đôn chạy đáo gánh trách nhiệm thay cho bà Đào Hồng Lan. Người thứ nhất là sếp trực tiếp của bà Lan ngay trong Chính phủ, ông Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, người thay mặt Thủ tướng lo về vấn đề Y tế.
Sau khi các bệnh viên kêu gào, ông Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phải vội vã giải quyết vấn đề mà lẽ ra bà Đào Hồng Lan phải là người chỉ đạo sớm nhất. Ông Trần Hồng Hà đã kêu gọi Bộ Y tế cùng một số bệnh viện trung ương, họp để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến mua sắm trang thiết bị y tế, hóa chất xét nghiệm, sinh phẩm chẩn đoán, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh… Tuy nhiên, đến đầu tháng 3 tình trạng vẫn không cải thiện. Các bệnh viện kêu gào mà vẫn chưa có cách giải quyết được.
Ông Trần Hồng Hà vốn là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng từng làm gian làm dối trong nhiệm vụ, khi ông này còn là Bộ trưởng. Đỉnh điểm là vụ Công ty Formosa đầu độc biển miền Trung, ông này không giải quyết quyền lợi cho dân mà còn tắm biển độc và ăn cá độc để dụ người dân bị ngộ độc, thay vì xử lý thẳng tay Formosa đòi lại quyền lợi cho dân. Qua những gì ông Trần Hồng Hà làm ở Bộ Tài Nguyên va Môi trường cho thấy, ông này là lãnh đạo bất tài.
Với một ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bất tài, thì việc ông thay bà Đào Hồng Lan giải quyết khủng hoảng y tế, thì không ai tin là ông ta làm được. Thực tế đã chứng minh điều đó. Sự nỗ lực của ông Trần Hồng Hà trong vấn đề khủng hoảng y tế là đáng ghi nhận, nhưng năng lực có hạn, nên cuối cùng, thiếu thuốc, thiếu vật tư, vẫn xảy ra, mặc dù đã được cảnh báo sớm.
Như vậy, bà Đào Hồng Lan đã trút trách nhiệm lên vai ông Trần Hồng Hà, nhưng ông này kham không nổi công việc. Vì thế trách nhiệm lại bị đùn đẩy đến người khác, đó là điều tất yếu. Vậy trách nhiệm này sau khi qua tay Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và ông này giải không xong, thì trách nhiệm tiếp tục đổ đến ai?
Khi tình hình bệnh viện Chợ Rẫy trở nên nguy cấp, ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư thành Ủy TP. HCM đã phải ra mặt xử lý. Bà Đào Hồng Lan và cả ông Trần Hồng Hà chẳng lo được gì, thì ông Nên phải lo. Ông Nên nói rằng “Không chấp nhận tình trạng có thuốc, có tiền nhưng dân phải chờ vì cơ chế”.
Ông Nguyễn Văn Nên đã xắn tay áo nhảy vào lo vấn đề y tế, tất nhiên là ông lo trong phạm vi ông quản lý, đó là TP. HCM. Liệu kết quả khả quan hay không thì cần phải chờ. Từ Trung ương, các lãnh đạo ngành đã không làm được gì, thì giờ lãnh đạo địa phương phải gánh. Và ông Nguyễn Văn Nên là người đang phải lo việc này.
Trong nhóm các bệnh viện gặp khủng hoảng y tế thì hiện nay tập trung các bệnh viện tuyến cao tại Hà Nội. Ở TP. HCM, ông Nguyễn Văn Nên đã lên tiếng, nhưng tại Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng và cả ông Trần Sỹ Thanh vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Lẽ ra 2 ông này phải chỉ đạo xử lý khủng hoảng y tế như ông Nguyễn Văn Nên, nhưng vẫn chưa thấy. Liệu hai ông này để khủng hoảng tự đến và hoành hành, hay hai ông này ra tay hành động muộn, thì cần chờ xem và kiểm chứng.
Thu Phương – Thoibao.de (Tổng hợp)
Link tham khảo: