Trách nhiệm trước dân…

Link Video: https://youtu.be/pk3ufJAotDE

Đưa tin về việc từ chức của ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ngày 17/1, báo Tuổi trẻ viết:

“Ông chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu”.

Bản tin này so với bản tin về việc bãi nhiệm 2 Phó Thủ tướng thì rõ hơn, có nói đến nguyên nhân từ chức, nghỉ hưu. Tuy nhiên, cái nguyên nhân này cũng quá chung chung và vẫn thiếu minh bạch. Người dân cần biết rõ, cụ thể, trách nhiệm đó là gì, cho vụ việc nào và ở cương vị nào?

Nếu nói, ông chịu trách nhiệm ở cương vị Chủ tịch nước, e là không hợp lý. Chủ tịch nước không điều hành Chính phủ nên sẽ không chịu trách nhiệm trước những vi phạm của các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cấp thấp hơn. Những người này thuộc phạm vi quản lý của Thủ tướng Chính phủ.

Hình: Ông Nguyễn Xuân Phúc

Cơ cấu tổ chức nhà nước của Việt Nam gần giống với mô hình Cộng hòa Đại nghị, trong đó, nguyên thủ quốc gia là tổng thống, chỉ giữ vai trò nghi lễ chứ không có quyền lực. Quyền hành pháp nằm trong tay Thủ tướng. Vậy nên, không có quyền lực mà lại bảo là “chịu trách nhiệm” thì e là khó thuyết phục.

Nếu nói về trách nhiệm khi ông giữ chức Thủ tướng thì cũng không hợp lý. Bởi vì, cả 2 vụ đại án chuyến bay giải cứu và Việt Á đều diễn ra trong một thời gian khá dài, từ đầu 2020 đến giữa 2022, vắt qua nhiệm kỳ của 2 Thủ tướng. Như vậy, khi ông Nguyễn Xuân Phúc rời cương vị Thủ tướng, ông đã bàn giao trách nhiệm cho ông Phạm Minh Chính, và ông Chính vẫn để cho sai phạm tiếp tục diễn ra, thì ông Chính không thể thoát khỏi trách nhiệm. Ông Phúc sẽ chỉ chịu trách nhiệm cá nhân, nếu bản thân ông sai phạm trong quá trình nắm giữ, điều hành Chính phủ.

Nói về mặt Đảng thì lại càng vô lý, vì rõ ràng ông Phúc không phải là người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nếu phải chịu trách nhiệm về mặt Đảng thì phải là ông Tổng Bí thư và các vị trong Bộ Chính trị, chứ không phải chỉ mình ông Phúc. Đó là chưa kể, Đảng phải chịu trách nhiệm khi đã ươm mầm, nuôi dưỡng, đào tạo, rèn luyện, thử thách, tín nhiệm, bổ nhiệm chừng đó cán bộ… để rồi toàn tham nhũng, toàn vi phạm, trong suốt cả quá trình cầm quyền của Đảng.

Trách nhiệm trước dân, Đảng để đi đâu?

Ông Phúc đã nhận trách nhiệm mà từ chức, có lẽ, Đảng cũng nên nhận trách nhiệm và từ bỏ vị trí quyền lực mà Đảng đã nắm giữ độc quyền suốt mấy chục năm nay đi thôi.

Hình: Ông Nguyễn Phú Trọng

Có người đề nghị, Đảng cần thực hiện một tổng kết chuyên đề, chỉ rõ từng lỗ hổng, lợi dụng lỗ hổng và vô hiệu hóa từng/ toàn cấp ủy đảng, công khai trước nhân dân, đối thoại với cử tri… Tóm lại, Đảng nên nhận tội trước dân.

Đất nước chỉ một đảng cầm quyền thì lấy đâu ra sức cạnh tranh. Mà quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối, vậy nên việc Đảng và các đảng viên của Đảng tự hư, tự hủy, tự hoại… là điều dễ hiểu. Nó là nguyên nhân dẫn đến hậu quả “cả bầy sâu”, sâu đến không còn cán bộ mà bổ nhiệm thay thế.

Nếu ai đó rảnh rang, thử làm một bản tổng kết về các ngành, các bộ thì có thể thấy, ngành ngành đều sâu mọt, bộ bộ đều tai tiếng. Những con sâu đã bị lôi ra, chẳng qua là những con sâu đã bị lộ, còn lại là trùng trùng điệp điệp những con sâu chưa bị lộ, thậm chí đã hơi hơi lộ nhưng vẫn chưa bị loại bỏ, bị quẳng vào lò.

Nỗi lo của ông Nguyễn Sinh Hùng quả thật không sai, thực trạng ngày nay đã bày ra trước mắt, Đảng không tìm được người thay thế để ngồi vào ghế Chủ tịch nước. Đến nỗi, ông Trọng bước cao bước thấp mà vẫn phải lặn lội để xuất hiện trước truyền hình, nói lời chúc Tết toàn dân.

Ý Nhi – Thoibao.de (Tổng hợp)

 >>> Phan Đình Trạc “tuyên chiến” Bộ Quốc phòng, ai công, ai bị công?

>>> Cuối năm, Phạm Minh Chính củng cố phòng tuyến cuối cùng để “nghênh chiến” Tổng Trọng?

>>> Cuối năm cọp tuyên chiến, đầu năm mèo xuất quân, “quân thù” của ông Trọng khiếp vía.

Bị đá văng, Phúc vẫn bám và câu chuyện “đáng sợ” của trò thanh trừng