Link Video: https://youtu.be/9C3V3aYF5mk
Kể từ cuối năm 2022, báo chí Việt Nam liên tiếp loan tin về việc Bộ Chính trị Đảng Cộng sản thực hiện một loạt điều chỉnh ở các vị trí cao cấp trong bộ máy nhà nước, trước Tết Nguyên đán.
Theo đó, việc loại hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, được xem là những nhà lãnh đạo hiện đại và hướng đến các giá trị cởi mở của phương Tây, đã khiến cộng đồng quốc tế dấy lên nhiều lo ngại. Việc một nhà ngoại giao nổi tiếng châu Á như ông Phạm Bình Minh bị cho thôi chức, cũng để lại khoảng trống trong ngành này.
Dư luận chưa kịp nguội đi vì thông tin Đảng Cộng sản loại trừ cùng lúc hai Phó Thủ tướng, thì lại xôn xao khi nội bộ nhà cầm quyền rò rỉ thông tin thanh trừng ông Nguyễn Xuân Phúc, với lý do vợ ông là bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm cuối” trong vụ đại án kit test Việt Á.
Một lần nữa, biện pháp đối phó với tin đồn của nhà cầm quyền Hà Nội không còn thể hiện sự hiệu quả. Việc chỉ đạo các báo chính thống tập trung đưa tin về việc các lãnh đạo cao cấp nhất đi chúc Tết và thăm các địa phương, như thể nội bộ Đảng Cộng sản chưa có gì chấn động xảy ra, đã không còn tác dụng. Những đồn đoán về việc loại bỏ ông Phúc sau đó đã được chứng thực.
Để chấm dứt mọi đồn đoán, vào chiều hôm 17/1, báo chí nhà nước loan tin: Trong một phiên họp bất thường, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý để ông Nguyễn Xuân Phúc “thôi giữ” các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, đồng thời “nghỉ công tác và nghỉ hưu”.
Trong bài báo đăng vào ngày 19/1, VOA Tiếng Việt đã có cuộc trao đổi với giáo sư Zachary Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, tác giả cuốn sách “Chính trị đổi mới ở Việt Nam đương đại”. Ông Zachary nêu quan điểm: Sự trừng phạt mang tên “chống tham nhũng” của Việt Nam hoàn toàn là một “cuộc chơi quyền lực.”
Giáo sư Zachary Abuza nói “Nhiều người nghĩ rằng nó có liên quan đến các hoạt động chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,… Tôi không đồng ý”, và cho rằng “việc này liên quan rất nhiều đến việc củng cố quyền lực và loại bỏ đối thủ chính trị.”
Giáo sư Zachary cho biết thêm về lý do ông nghi ngờ việc ông Phúc buộc phải từ chức, vì vị Chủ tịch nước này chưa từng có vụ bê bối cá nhân nào bị phanh phui.
“Vì vậy tôi nghĩ rằng, chúng ta cần phải rất thận trọng khi nhìn vào những nỗ lực chống tham nhũng ở Việt Nam, đặc biệt dưới sự dẫn dắt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi mà chống tham nhũng thực sự là một cách để nhắm đến các đối thủ chính trị,” ông nói.
Trên hãng truyền thông công cộng quốc tế của Đức – DW, nhà báo David Hutt bình luận về sự việc qua bài viết “Chủ tịch Phúc bị lật đổ bởi đối thủ trong Đảng”. Ông David cho rằng, ông Phúc là một trong số nhà kỹ trị hàng đầu của Việt Nam, có quan hệ chặt chẽ với phương Tây trong thời gian làm Thủ tướng.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp, một thành viên cao cấp cùng tổ chức trên, nêu nhận định của ông với Reuters rằng: “Điều này có thể dẫn Việt Nam đến một thời kỳ bất ổn khiến bạn bè và nhà đầu tư nước ngoài lo lắng.”
Tiến sỹ Hợp so sánh với Nhật Bản, ông cho rằng, dù quốc gia này đã thay đổi thủ tướng nhiều lần trong vài năm qua, nhưng quy trình bầu chọn minh bạch, không có sự “cắn xé nhau về quyền lực”.
“Trong khi ở Việt Nam khó thấy được ai đúng ai sai, ai sạch hơn ai, vì sao họ lại ngồi ở cương vị đấy?” vì Đảng không nêu ra nguyên nhân trực tiếp cho việc ông Phúc từ chức và hai Phó Thủ tướng bị bãi nhiệm. Ông Hợp cũng nói thêm rằng, Việt Nam có lối cắn xé nhau để dành quyền lực theo lối của Tập Cận Bình rất rõ.
“Đó là sự bất ổn định về chính trị”.
Quang Minh – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Bố Nguyễn Xuân Phúc bị “trúng đạn”, con Nguyễn Xuân Hiếu cũng “gãy cánh”?
>>> Già yếu ra ngoài vịn tay Tập, về nước ông mạnh nhất Trung ương
>>> “Công lao” 10 năm quật và đì, ông Trọng làm Sài Gòn tan hoang, sa sút nội lực
Trần Lưu Quang làm phó cho Phạm Minh Chính, ong đã vào tay áo, chờ ngày… đốt