Link Video: https://youtu.be/vQj0v3VX6FQ
Thông tin ông Nguyễn Xuân Phúc bị ép viết đơn từ chức đã được những người từ bên trong xác nhận. Mạng xã hội đang bàn tán xôn xao về vụ từ chức chấn động này. Thoibao.de cũng đã đưa tin, nhưng với sự cẩn thận cần thiết, chúng tôi vẫn thông báo với bạn đọc, đây là tin đang được kiểm chứng.
Thực tế thì gọng kìm đang siết ông Nguyễn Xuân Phúc từ nhiều tháng trước đó. Một số người am hiểu dự đoán là ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ bị mất ghế tại Hội nghị Trung ương 6 diễn ra hồi tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, không hiểu sao ông Nguyễn Xuân Phúc vẫn “bình an vô sự” trong lần chia chác quyền lực đấy. Có ý kiến cho rằng, đấy là thời điểm chưa đủ chín muồi để ông Nguyễn Phú Trọng có thể ra tay.
Trong giới làm chính trị của Việt Nam, họ chửi nhau như kẻ thù là chuyện bình thường. Người ăn đậm không sao nhưng người ăn ít lại bị quăng vào lò, điều đó làm cho kẻ bị vào lò tự cho là họ bị đối xử bất công. Ở nhà nước không biết thượng tôn pháp luật thì bất công là một phần không thể thiếu của chế độ, dù đó là bất công với dân hay bất công giữa các đảng viên, giữa các lãnh đạo với nhau.
Ở chế độ này không ai trong sạch, với trường hợp như ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng không dám làm gì. Nhưng vợ ông Nguyễn Xuân Phúc dính tới Việt Á thì ông Trọng có thể xử lý, bởi thế lực của ông Nguyễn Xuân Phúc và thế lực của ông Nguyễn Tấn Dũng khác nhau. Ông Trọng ắt rất giỏi trong việc cân đo đong đếm sức mạnh chính trị của từng người, ai đủ mạnh thì ông lơ, ai không đủ mạnh, ông ra tay.
Dường như ông Nguyễn Phú Trọng xem ghế Chủ tịch nước là chiếc ghế mà ông dễ ra tay lập thành tích nhất. Cho đến nay, không ai tin cái chết của ông Trần Đại Quang là bị bệnh tự nhiên. Sau cái chết của ông Trần Đại Quang thì ghế Chủ tịch nước được quy về một mối, ông Nguyễn Phú Trọng thâu tóm cả 2 ghế.
Muốn biết, ai đã hại ông Trần Đại Quang thì chỉ cần đặt câu hỏi rằng, “khi ông Trần Đại Quang chết thì ai có lợi nhất”. Thường các cơ quan điều tra họ cũng đặt câu hỏi thế để định hướng điều tra. Tuy nhiên, trong cái chết của ông Trần Đại Quang, thì dù có đặt câu hỏi, thì cũng chỉ là nghi ngờ chứ không để điều tra.
Theo nhận xét của một người giấu tên cho Thoibao.de biết, thì ông Trần Đại Quang vốn là tướng võ, rất cứng đầu và không chịu để vuột mất quyền lợi. Cái tính đó làm cho ông trở thành người đứng đầu Bộ Công an trước đây, tuy nhiên, cũng chính vì cái tính này đã khiến ông phải bỏ mạng vì quyết bám ghế không buông.
Cũng theo người này đánh giá thì ông Nguyễn Xuân Phúc là người thức thời hơn. Ông Phúc rất mềm dẻo nếu cần, và thậm chí mềm dẻo đến quá mức cần thiết. Đó là yếu tố giúp ông Nguyễn Xuân Phúc leo cao hơn Nguyễn Bá Thanh, mặc dù về năng lực quản lý, Nguyễn Xuân Phúc thua rất xa Nguyễn Bá Thanh.
Ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay đang đứng giữa 2 áp lực lớn, áp lực thứ nhất là từ xã hội. Dù ông Tô Lâm không để những tin tức điều tra tuồn ra, nhưng nó vẫn cứ lọt ra ngoài xã hội. Vụ bà Trần Thị Nguyệt Thu là bà trùm của đường dây Việt Á đã bị những người bên trong bơm ra ngoài xã hội tạo áp lực.
Ngoài áp lực xã hội, ông Nguyễn Phú Trọng còn bị đàn em gây áp lực. Tận tụy như Tô Lâm mà đến nhiệm kỳ thứ 2 vẫn chưa vào được Tứ trụ. Mà nếu không vào được Tứ trụ thì xem như sự nghiệp chính trị của Tô Lâm sẽ kết thúc sau 3 năm nữa. Ngoài Tô Lâm thì Võ Văn Thưởng vẫn đang muốn một ghế nào đó trong Tứ Trụ.
Theo đánh giá, nếu ông Nguyễn Xuân Phúc giải tỏa áp lực bằng lá đơn từ chức như tin mật từ bên trong tuồn ra, thì đấy là cách rút lui khôn ngoan. Ít nhất là khôn ngoan hơn tiền nhiệm Trần Đại Quang và đồng hương Nguyễn Bá Thanh. Liệu ông Nguyễn Xuân Phúc có thực sự là khôn ngoan hay không thì cũng cần chờ thời gian để kiểm chứng.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Truyền thông VinFast chỉ chú trọng “làm màu”
>>> Bị đặt lên vỉ, vỉ đặt trên lò, Nguyễn Văn Thể chờ… chín
>>> “Già gân” Nguyễn Phú Trọng bắt “bề tôi” nuốt.. “gân gà”
“Vơ tiền” bị chỉ trích, chủ doanh nghiệp chùa Ba Vàng chuyển hướng làm ăn