Link Video: https://youtu.be/HdkTX_bKajk
Đã từ nhiều năm qua, cơ quan đăng kiểm ô tô là nơi không hề kiểm tra kỹ thuật, chất lượng xe, để xe đảm bảo được sự an toàn khi tham gia giao thông. Cơ quan đăng kiểm chỉ là nơi bươi móc, bới lông tìm vết, thậm chí, bịa ra những lỗi vô lý, để moi tiền chủ xe. Tất cả các xe khi xuất xưởng đều phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Những nhân viên đăng kiểm làm sao có trình độ bằng kỹ sư của hãng xe? Phương tiện dùng để kiểm tra của nhân viên đăng kiểm làm sao bằng phương tiện kiểm tra của hãng. Vậy mà, xe mới mua cũng bị buộc phải đăng kiểm, nếu không thì không cho lưu thông. Ai đã ra những chủ trương phi lý này?
Đăng kiểm là kiểm tra định kỳ ô tô và dán tem để xác nhận xe an toàn. Xe mới xuất xưởng không cần phải đăng kiểm, vì nó đã được hãng kiểm tra kỹ thuật, trước khi bán ra thị trường. Tại Mỹ, xe chạy sau 4 năm mới phải đăng kiểm, tại Anh 3 năm, tại Trung Quốc 6 năm, tại Thái Lan là 7 năm và tại Hàn Quốc là 4 năm. Không quốc gia nào buộc phải đăng kiểm cho xe mới xuất xưởng cả.
Theo tìm hiểu của cộng tác viên Thoibao.de tại Việt Nam, thì quy định bất hợp lý như trên đã tồn tại từ rất lâu, chứ không phải mới đây. Vậy ai dung dưỡng cho những cách làm đầy tính chất hoạnh họe, gây khó khăn cho người dân. Thay vì, phải tập trung vào vấn đề an toàn kỹ thuật và môi trường, thì các nhân viên đăng kiểm, trạm đăng kiểm, chỉ tập trung vào cấu hình, yêu cầu xe phải còn nguyên trạng như xuất xưởng ban đầu của hãng…
Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Sự việc tiêu cực tại Cục Đăng kiểm phải được bảo kê qua nhiều đời Bộ trưởng, thì cơ quan này mới lộng hành, mới bày ra những điều kiện phi lý như vậy. Các trạm đăng kiểm ăn lương của dân nhưng lại ngồi vẽ ra đủ thứ trò làm khó khăn cho người dân.
Ngày 20/12, Công an TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin kết quả điều tra vụ án “Môi giới hối lộ“, “Đưa hối lộ“, “Nhận hối lộ“, “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại 9 trung tâm đăng kiểm ở TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre.
Tình trạng bán giấy kiểm định dán cho những chiếc xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật, đã diễn ra khắp các tỉnh thành trong cả nước, nay bị mới phát hiện. Được biết, các giám đốc của các trung tâm đăng kiểm nêu trên, đã chỉ đạo nhân viên trong quá trình kiểm định, cố ý bỏ qua lỗi vi phạm của hơn 70.000 phương tiện, do các đối tượng “cò mồi” đưa đến kiểm định, nhằm thu lợi bất chính với số tiền ước tính trên 10 tỷ đồng.
Việc làm này cực kỳ nguy hiểm. Những phương tiện không đảm bảo an toàn, không biết đã gây ra bao nhiêu vụ tai nạn giao thông rồi? Đấy là hành động giết người chứ không đơn giản chỉ là nhận hối lộ để cho qua các lỗi kỹ thuật.
Ngày 30/12, ông Trần Bửu Tùng, 64 tuổi, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-19D ở quận Bình Tân, TP HCM; ông Nguyễn Huỳnh Phong – Phó Giám đốc Trung tâm và 3 đăng kiểm viên, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ.
Hôm 28/12, nhà chức trách đã khám xét Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam, trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm.
Theo con số thống kê mới nhất, trong năm 2022, cả nước xảy ra 11.448 vụ tai nạn giao thông, làm 6.364 người chết. Có ai đã thống kê, trong số hơn 6 ngàn người chết vì tai nạn giao thông, thì bao nhiêu người là do ô tô bị mất an toàn gây tai nạn không? Ông Nguyễn Phú Trọng là người nắm quyền lực cao nhất trong Đảng, không biết ông nghĩ gì về vụ án này. Không hiểu lương tâm của những người đã cho phép 70 vạn xe không an toàn lăn bánh trên đường, họ có ray rứt không?
Bắt và trừng trị thật nặng là cần thiết, tuy nhiên, trách nhiệm của người đứng đầu Bộ Giao thông Vận tải là không hề nhỏ. Nếu chỉ bắt ở cấp cơ sở, e rằng tiêu cực này sẽ lại lặp lại.
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> “Bảo tồn văn hóa” để bảo vệ Đảng Cộng sản
>>> Một vài ý kiến trái chiều xung quanh vụ cách chức hai Phó Thủ tướng
>>> Giảm thuế bảo vệ môi trường cho xăng dầu trong năm 2023 có giúp ổn định được kinh tế vĩ mô?
Ngọa hổ tàng long đến lúc hiện hình? Có tin Trần Lưu Quang chớp thời cơ đoạt quyền lực.