Link Video: https://youtu.be/ha8O345VLVE
Năm 2006, khi mới lên làm Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giành lấy chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng giành lấy chức này được xem như một mình ông thủ hai vai, vừa đá bóng vừa thổi còi. Chính ông Dũng điều hành bộ máy Chính phủ, bộ máy này điều hành toàn bộ nền kinh tế Việt Nam và tham nhũng là từ bộ máy này mà ra. Lẽ ra chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phải giao cho người khác thì mới có khả năng kiểm tra giám sát, nhưng nó lại rơi vào tay ông Dũng. Trong vai trò vừa cầu thủ vừa là trọng tài, ông Nguyễn Tấn Dũng đã phá nát nền kinh tế Việt Nam như thế nào, hẳn mọi người đều biết.
Thành công nhất của ông Trọng trên cương vị Tổng Bí thư không phải là cái lò khổng lồ mà ông đang đốt, mà chính là việc ông giành được chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về tay. Tổng Bí thư đã giữ chức này từ ngày 1/2/2013 cho đến ngày nay. Nếu không có chức này trong tay, ông Trọng không thể đá văng ông Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ Chính trị vào năm 2016, và nếu không có chức này, thì công cuộc đốt lò của ông không dễ dàng như ngày nay.
Ắt hẳn ông Ba Dũng cảm thấy thất bại cay đắng khi để đối thủ chính trị của mình lấy mất chức Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Và cũng vì mất chức này mà thế trận giữa hai phe trên chính trường đảo chiều chỉ vài năm sau đó. Từ ngày mà ông Trọng tước mất chức Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng từ tay Thủ tướng, thì vị thế của Thủ tướng luôn dưới cơ vị thế của Tổng Bí thư.
Nói về thứ bậc trong Đảng, thì Tổng Bí thư xếp trên, nhưng nói về sức mạnh kim tiền thì Tổng Bí thư không thể mạnh bằng Thủ tướng. Có nhiều tiền mà nằm dưới cơ người khác, ắt là không thoải mái lắm. Có thể nói, ông Nguyễn Xuân Phúc trước đây và ông Phạm Minh Chính bây giờ đều không có sức mạnh chính trị như ông Nguyễn Tấn Dũng ngày trước.
Ngày 9/12 vừa qua, ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1521/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030. Trước đây, ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và mất vào tay ông Nguyễn Phú Trọng. Giờ rõ ràng ông Phạm Minh Chính không thể giật về lại nên lập ra Ban mới về chống tham nhũng của Chính phủ. Đây là một cơ quan có chức năng chồng lấn lên chức năng chống tham nhũng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà ông Trọng đang nắm.
Có người nhận xét rằng, việc tự ý thành lập một Ban có chức năng giống Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng bên Ban Bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng, cho thấy Chính phủ đang muốn trỗi dậy thật sự. Việc thành lập Ban này cho thấy, xem ra Thủ tướng không chịu dưới cơ Tổng Bí thư thật.
Ông Phạm Minh Chính là người rất gần gũi với gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng. Có thể nói chẳng khác nào huynh đệ kết nghĩa, và việc ông Phạm Minh Chính lấy lại sức mạnh cho ghế Thủ tướng, thì con trai ông Nguyễn Tấn Dũng cũng có lợi. Bằng việc thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 thì ông Phạm Minh Chính xem như đang muốn lấy lại những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng đã để mất.
Làm một ông Thủ tướng mà trên chân có quả bóng như cầu thủ và trên tay có còi của trọng tài, thì sức mạnh khó ai chống nổi. Việc ông Nguyễn Phú Trọng để cho ông Thủ tướng thành lập một Ban giống hệt Ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà ông đang giữ trên tay, cho thấy sức mạnh trên chính trường của ông Nguyễn Phú Trọng không còn áp đảo như xưa nữa.
Những năm sắp tới, chính trường Việt Nam có nhiều vở kịch đáng xem, khi mà phe Chính phủ đang ngày một “ngang bướng” muốn làm vua một cõi. Trong khi đó, phe Tổng Bí Thư – Chủ tịch nước vẫn đang bám vào sức mạnh của một ông già 80 thì cũng rất khó xác định bên nào thịnh bên nào suy sau 3 năm nữa.
Minh Tâm – Thoibao.de (Tổng hợp)
>>> Phan Văn Mãi bị báo chí moi khuyết điểm, bài học Nguyễn Thành Phong còn nóng hổi
>>> Bị bão lửa táp sau lưng, Vũ Đức Đam vẫn “chém gió” vù vù
>>> Nới room tín dụng và bơm tiền, những hệ luỵ đằng sau
Trần Sỹ Thanh có còn “trong veo” khi chính quyền Hà Nội “đục ngầu” màu tham nhũng?